vĐồng tin tức tài chính 365

55 người sử dụng bằng Đại học Đông Đô để làm tiến sĩ sẽ bị xử lý thế nào?

2020-11-25 17:57

Bộ Công an xác định Đại học Đông Đô cấp bằng giả cho 193 cá nhân. Trong đó, 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Như Lao Động đã đưa tin, mới đây, cơ quan điều tra Bộ Công an đã đưa ra kết luận vụ cấp gần 200 bằng giả xảy ra tại trường Đại học Đông Đô.

Theo kết luận, Đại học Đông Đô chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2017, các bị can đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ GD&ĐT thông báo chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy.

Tài liệu điều tra xác định các bị can đã cấp 626 bằng cử nhân ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ tìm được 217 cá nhân có thông tin để xác minh.

Trong số này, 193 người được Đại học Đông Đô cấp bằng không qua tuyển sinh hoặc không đủ điều kiện nhưng vẫn được cấp. Toàn bộ bằng giả do bị can Dương Văn Hòa ký theo chỉ đạo của Trần Khắc Hùng (cựu Chủ tịch HĐQT nhà trường, đang bị truy nã). Cảnh sát đã thu được 177 bằng giả.

Đối với 193 người được các bị can cấp bằng cử nhân giả, 60 trường hợp đã sử dụng bằng cho nhiều mục đích khác nhau.

Trong đó, 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ. 5 trường hợp còn lại thì có một người làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, một trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, một thi tuyển công chức và 2 người kê khai hồ sơ cán bộ.

Liên quan tới vụ việc này, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, đối với những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sử dụng văn bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ… thì trước hết cần huỷ bỏ kết quả, thu hồi những văn bằng này. Bước thứ hai cần xử lý kỷ luật về mặt cán bộ, công chức, viên chức có hành vi gian dối.

Cùng trao đổi về nội dung này, luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Theo điều 16 của Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, thì hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị phạt từ 10-20 triệu đồng; Đồng thời, có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Tuy vậy, theo luật sư Lực việc xử lý những người này chỉ được thực hiện nếu đủ tài liệu chứng minh 58 người này mua bằng hoặc biết đó là bằng giả nhưng vẫn mua và sử dụng. Bởi thực tế, vẫn có thể xảy ra trường hợp những người này không biết Đại học Đông Đô cấp bằng “chui”, họ vẫn đi học để lấy bằng…

Đối với quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, theo luật sư Quách Thành Lực, trong trường hợp này, các chứng chỉ giả Đại học Đông Đô cấp sẽ chắc chắn bị thu hồi. Như vậy, trong hồ sơ của các trường hợp của những người sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ sẽ thiếu các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ.

"Thông thường, trong trường hợp này, các cơ quan chủ quản sẽ yêu cầu bổ sung văn bằng chứng chỉ hợp pháp để thay thế cho các văn bằng chứng chỉ giả đã bị thu hồi. Với những người đã sử dụng bằng giả để làm nghiên cứu sinh hay điều kiện để cấp bằng tiến sĩ thì người đó không đủ điều kiện đầu vào hoặc không đủ điều kiện để nhận bằng tiến sĩ", luật sư Lực phân tích.

Xem thêm: odl.862758-oan-eht-yl-ux-ib-es-is-neit-mal-ed-od-gnod-coh-iad-gnab-gnud-us-iougn-55/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“55 người sử dụng bằng Đại học Đông Đô để làm tiến sĩ sẽ bị xử lý thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools