vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều người sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô để... bảo vệ luận án tiến sỹ

2020-11-25 18:27

Như đã đưa tin, ngày 23/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra; chuyển hồ sơ vụ án đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố các bị can là cán bộ Trường Đại học Đông Đô về hành vi "Giả mạo trong công tác". 

Các bị can gồm Dương Văn Hòa (SN 1983, nguyên Hiệu trưởng); Trần Kim Oanh (SN 1978, nguyên Phó hiệu trưởng kiêm Phó viện trưởng, Viện đào tạo liên tục); Lê Ngọc Hà (SN 1978, Phó hiệu trưởng); Trần Ngọc Quang (SN 1962, Phó trưởng Phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên); Phạm Vân Thùy (SN 1981, cán bộ Trường Đại học Đông Đô); Lê Thị Thanh Tâm (SN 1983, cán bộ Đại học Đông Đô); Nguyễn Thị Huệ (SN 1986, nguyên Trưởng phòng Tài chính, kế toán); Nguyễn Thị Ngọc Thái (SN 1988, cán bộ Đại học Đông Đô); Ngô Quang Hiển (SN 1978, cán bộ Đại học Đông Đô) và Lê Thị Lương (SN 1996, cán bộ Đại học Đông Đô). 

Nhiều người sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô để... bảo vệ luận án tiến sỹ - 1

Trường Đại học Đông Đô.

Làm giả các quyết định để mua phôi bằng

Theo kết luận điều tra, quá trình hoạt động, trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2, nhưng từ năm 2015 trường này đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ GD&ĐT (Vụ Kế hoạch tài chính) thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và được Vụ Giáo dục đại học cho đăng tải "Đề án tuyển sinh" lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

Lợi dụng sơ hở, thiếu sót của Bộ GD&ĐT trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2; lợi dụng chính sách tự chủ giáo dục đại học, Trần Khắc Hùng (Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Đô) và đồng phạm đã tuyển sinh và cấp bằng cho hàng trăm trường hợp mà không cần phải học.

Cụ thể, từ tháng 4/2017, ông Hùng đã chỉ đạo Trần Kim Oanh và Dương Văn Hòa (Hiệu trưởng) ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân đồng thời ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo.

Sau khi có 12 cơ sở đăng ký với số lượng 3.527 học viên, Hùng đã giao Trần Kim Oanh và Lê Ngọc Hà (đều là phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục) chỉ đạo nhân viên tiếp nhận hồ sơ học viên, không tổ chức thi đầu vào, không đào tạo theo chương trình mà tổ chức hướng dẫn học viên hợp thức bài thi bằng cách phát đề thi và đáp án cho học viên chép lại, cá biệt có trường hợp không phải hợp thức bài thi.

Sau khi học viên hoàn thiện bài thi, một số cán bộ được giao nhiệm vụ dọc phách, chuyển cho các giáo viên của trường chấm điểm, lập bảng điểm khóa học cho từng học viên, lập và ký danh sách đề nghị in bằng để Trần Kinh Oanh hoặc Lê Ngọc Hà ký.

Để có phôi in bằng giả, tháng 10 và 11/2018, Trần Kim Oanh đã chỉ đạo Trần Ngọc Quang (phó phòng đào tạo) làm giả các quyết định về việc công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng 2 để Dương Văn Hòa hoàn tất thủ tục ký gửi Bộ GD&ĐT đề nghị mua tổng cộng 1.303 phôi bằng… Sau khi in bằng, Dương Văn Hòa ký cấp phát cho các cá nhân.

Dùng bằng giả để bảo vệ luận án tiến sĩ

Nhiều người sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô để... bảo vệ luận án tiến sỹ - 2

Cơ quan ANĐT đọc lệnh bắt giữ Lê Ngọc Hà.

Căn cứ tài liệu thu giữ được, Cơ quan điều tra xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.

Kết quả xác minh xác định trong số 216 trường hợp nêu trên có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019); 23 người có tham gia học tập tại các cơ sở nhưng do đại học Đông Đô chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nên số bằng đã cấp cho những người này không có giá trị.

Vẫn theo kết luận điều tra, toàn bộ 193 bằng giả do đại học Đông Đô cấp đều do Dương Văn Hòa ký với tư cách Hiệu trưởng. CQĐT đã thu giữ được 177 bằng giả, trong đó có 67 bản chính, 110 bản photo và 84 bảng điểm khóa học.

Đối với 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sỹ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sỹ. CQĐT đã kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cán bộ theo quy định đối với 58 người, 2 trường hợp còn lại một người đã chết, người còn lại xin thôi không học thạc sỹ trước khi CQĐT khởi tố vụ án nên không kiến nghị xử lý.

Các trường hợp chưa sử dụng bằng, CQĐT đã có văn bản đề nghị Bộ GD&ĐT có quyết định hủy bỏ, thu hồi và thông báo về việc bằng cử nhân văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh do Đại học Đông Đô cấp không có giá trị.

Đối với 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sỹ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sỹ. CQĐT đã kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cán bộ theo quy định đối với 58 người, 2 trường hợp còn lại một người đã chết, người còn lại xin thôi không học thạc sỹ trước khi CQĐT khởi tố vụ án nên không kiến nghị xử lý.
Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bị can Trần Khắc Hùng, khi bắt được sẽ xử lý sau; đồng thời tách phần hồ sơ vụ án liên quan đến dấu hiệu sai phạm của đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong việc thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của Trường Đại học Đông đô để tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.  

Nguyễn Dương

Xem thêm: mth.62081644152110202-ys-neit-na-naul-ev-oab-ed-od-gnod-hd-auc-aig-gnab-gnud-us-iougn-ueihn/taul-pahp/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều người sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô để... bảo vệ luận án tiến sỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools