Cụ thể, đối với những quy hoạch không khả thi, phải đề xuất điều chỉnh quy hoạch, xóa quy hoạch để trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Những khu vực quy hoạch đất hỗn hợp còn tính khả thi, đủ điều kiện thuận lợi để thực hiện chỉnh trang đô thị, nhưng chưa lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt thì đề xuất lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, cụ thể hóa quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, để xác định rõ vị trí, ranh giới từng loại chức năng sử dụng đất, công khai lấy ý kiến nhân dân, hướng dẫn người dân cùng tham gia đầu tư hạ tầng trong khu vực và thực hiện theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt.
Với khu vực quy hoạch đất dân cư xây dựng mới còn tính khả thi thì đề xuất kêu gọi đầu tư. Các sở ngành và địa phương cần quản lý chặt chẽ trật tự xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng, không phép, sai phép, tự ý phân lô hộ lẻ, để phát triển các khu dân cư theo định hướng đô thị mới.
Được biết, sau gần 3 năm triển khai thực tế, Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND quy định về diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Tp.HCM (Quyết định số 60) đã bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng đến nhu cầu tách thửa chính đáng của người dân, đặc biệt là khu vực quy hoạch có chức năng đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới. Nhiều người muốn tách thửa cũng không thể tách. Vấn đề này đã được các Hiệp hội, cơ quan phản ánh thời gian qua.
Quyết định số 60 quy định, trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt xác định thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp và có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, để thu hồi thực hiện dự án thì không được tách thửa đất.
Sau 3 năm kể từ ngày rà soát phê duyệt các quy hoạch này, nếu chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và chưa có thông báo, quyết định thu hồi đất mà cơ quan thẩm quyền không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố, thì được tách thửa đất.
Theo Giám đốc Sở QH-KT, thời điểm xác định 3 năm như Quyết định số 60 nêu có nhiều quan điểm khác nhau, gây khó khăn trong quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ tách thửa cho người dân.
Trong khi đó, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 lại quy định, đối với quy hoạch phân khu, định kỳ 5 năm kể từ ngày phê duyệt quy hoạch, cơ quan tổ chức lập cần rà soát làm cơ sở xem xét điều chỉnh.
Hạ Vy
Trí Thức Trẻ
Xem thêm: nhc.83704230162110202-mchpt-o-iom-gnud-yax-uc-nad-poh-noh-tad-auht-hcat-coud-poh-gnourt-3/nv.zibefac