NSƯT Xuân Bắc - đại sứ thiện chí UNICEF - nhắc nhở các bạn trẻ - những trí thức trẻ, cần lan tỏa nhận thức những người xung quanh để ngăn chặn về các hành vi quấy rối tại nơi công cộng - Ảnh: HỒNG QUÂN
Ngày 26-11, tại Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) đã diễn ra chương trình 'Thành phố an toàn, thân thiện với em gái' và lễ phát động chiến dịch 'Phòng chống quấy rối - chuẩn thanh niên thời đại mới' thu hút 300 sinh viên.
Chiến dịch Phòng chống quấy rối - chuẩn thanh niên thời đại mới do Bộ Lao động - thương binh và xã hội chủ trì, Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), Trường ĐH Giao thông vận tải và Học viện Phụ nữ Việt Nam triển khai.
Ông Thái Hồ Phương - phó giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị, Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội - cho biết từ năm 2014 đến nay, khoảng 2.500 lái xe, phụ xe bán vé và 100 nhân viên điều hành đã được đào tạo, tập huấn để phòng chống quấy rối; 1.700 phương tiện trang bị camera giám sát trên xe.
"Nếu gặp tình huống quấy rối, hành khách phải lên tiếng với người xung quanh, báo với lái xe hoặc nhân viên bán vé ngay lập tức, nếu không đối tượng quấy rối sẽ xuống ngay điểm dừng tiếp theo. Xe buýt có lợi thế là không ai xuống được khi lái xe khóa cửa lại. Sau đó, công tác sàng lọc thông tin tìm ra đối tượng của công an rất dễ dàng" - ông Thái Hồ Phương nói.
Diễn giả giới thiệu các hành vi quấy rối tình dục trong cuộc sống - Video: BTC
ThS Nguyễn Phương Linh - viện trưởng MSD - chia sẻ nguy cơ quấy rối luôn hiện hữu, ai cũng cần có ý thức trách nhiệm với người chị, người em, người bạn… của mình. Tình trạng quấy rối tình dục phụ nữ, nhất là những cô gái trẻ, xuất hiện tại nơi công cộng, như trên xe buýt, điểm chờ xe buýt, rạp chiếu phim… Do đó, "đừng thỏa hiệp với tình trạng làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu" - ThS Linh khuyên.
Theo khảo sát của tổ chức Plan International Vietnam, trong số 1.128 bạn gái được hỏi thì có tới 31% đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt. Khảo sát cũng cho thấy chỉ có 13% bạn gái và 8% bạn trai cho rằng luôn luôn cảm thấy an toàn nơi công cộng.
Bà Lê Quỳnh Lan, tổ chức Plan International Vietnam, cho biết hành vi quấy rối gồm những hành vi không động chạm, dùng lời lẽ thô tục... Bà và cộng sự làm việc với 3.000 trẻ em tại 20 trường tại Hà Nội cho thấy lý do chính khi các em giấu việc bị quấy rối là "sợ bị mắng".
Bà Lan cho rằng nên thay đổi cách giáo dục, để các em chia sẻ, nói lên suy nghĩ ngay từ việc nhỏ như chọn quần áo, hôm nay ăn gì… Do đó, khi lớn lên các em không còn "im lặng".
NSƯT Xuân Bắc - đại sứ thiện chí UNICEF - chia sẻ trách nhiệm của anh và các nghệ sĩ khác là tham gia xây dựng xã hội ngày càng đẹp hơn. Anh nói mọi người cần thay đổi suy nghĩ "đấy là bình thường" khi gặp tình trạng quấy rối tình dục, dù là hành vi động chạm cơ thể, trêu chọc bằng lời nói…
TTO - Một người lái môtô nước tại đảo Bình Ba (Khánh Hòa) đã bị một cô gái tố quấy rối tình dục khi lặn biển tại đây và bị phạt 200.000 đồng.
Xem thêm: mth.82375904162110202-na-gnoc-nod-ned-aud-ex-auc-aohk-tyub-ex-nert-cud-hnit-ior-yauq-ib/nv.ertiout