vĐồng tin tức tài chính 365

Để tiếng trống Ghi-năng vang mãi

2020-11-28 10:20

Theo quan niệm của người Chăm, bộ ba nhạc cụ gồm: kèn Saranai, trống Paranưng và trống Ghi-năng tượng trưng cho một con người.

Trống Ghi-năng giống trống Cơm

Để tiếng trống Ghi-năng vang mãi - ảnh 1

Các em học sinh dân tộc Chăm đang biểu diễn trống Ghi-năng. Ảnh: NÚI XANH

Cách đây vài năm tôi được nghe ông Sử Văn Ngọc – Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm sống tại làng Bàu Trúc, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Kèn Saranai là đại diện cho phần đầu. Trống Paranưng đại diện cho bụng. Còn cặp trống Ghi-năng là hai cái chân.

Cũng có người nói trống Paranưng tượng trưng cho trời, Ghi-năng tượng trưng cho đất, kèn Saranai tượng trưng cho con người. Nếu thiếu một trong ba món “thiên- địa- nhân” thì không thành nhạc lễ”.

Ông nói thêm: “Theo quan niệm của người Chăm thì những nhạc cụ kia chỉ xuất hiện trong các lễ hội, không phục vụ sinh hoạt đời thường của người dân. Đó là những nhạc khí thiêng, gắn kết con người với thế giới thần linh”.

Thực tế hiện nay, trong các lễ hội của người Chăm, nhạc cụ Chăm được sử dụng nhiều loại, có khi thiếu nhạc cụ này, nhạc cụ kia. Tuy nhiên ba loại nhạc cụ kia hầu như không bao giờ thiếu, nhất là trống Ghi-năng. Trống Ghi-năng có hình dạng tương tự như trống cơm của người Việt nhưng lớn hơn nhiều.

Khi diễn tấu, bao giờ trống Ghi-năng cũng đi thành một cặp và được đặt chéo nhau, người chơi ngồi dưới đất, kê trống lên đùi, một mặt trống tiếp đất được gõ bằng dùi, một mặt hướng lên trời được vỗ bằng tay.

Để tiếng trống Ghi-năng vang mãi - ảnh 2

Người đánh trống thì say sưa theo hướng dẫn của thầy, nhiều ánh mắt thèm thuồng pha chút ganh tỵ của những em đứng bên ngoài. Ảnh: NÚI XANH

Có một anh bạn người Chăm sống xa quê tâm sự: “Mỗi khi nghe tiếng trống Ghi-năng tấu lên, chân muốn nhún nhảy theo tiết tấu sôi động, rộn ràng. Tuy nhiên nước mắt thì cứ chảy ra vì nhớ những mùa lễ hội ở Plei, nhớ ông bà tổ tiên... lắm”.

Truyền nghề thế hệ trẻ

Thời gian gần đây, việc truyền dạy nhạc cụ Chăm mặc dù cũng được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để mở các lớp cho thanh thiếu niên tại các làng Chăm. Tuy nhiên, để duy trì và mở các lớp dạy nâng cao thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Vừa qua, nhân dịp Hội đồng Anh và Viện nghiên cứu nghệ thuật Quốc gia tài trợ và phối hợp với Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh mở lớp dạy trống Ghi-năng tại làng gốm Bàu Trúc.

Ban giám hiệu trường THCS Trương Định – thị trấn Phước Dân đã làm đề án, đề nghị và được đồng ý cho mở lớp truyền dạy cho học sinh dân tộc Chăm trong trường học.

Nhà trường đã tuyển chọn 25 em là học sinh đang học tại trường có năng khiếu và lòng đam mê để tổ chức truyền dạy. Việc tuyển chọn cũng làm khó cho thầy, vì trống thì ít, mà học sinh thì cả trăm em xin được học.

Thầy giáo Đàng Năng Nhiêm chủ nhiệm lớp chia sẻ: “Lớp được khai giảng ngày 3-7, đúng trong dịp hè nên cũng khá là thuận tiện trong việc tập hợp học sinh và tổ chức truyền dạy. Không có sách dạy, các thầy mày mò phiên những âm điệu trống “Klèn, tik, tờ, khik khài...”. thành những ký hiệu đưa vào thành giáo án. Tuần hai buổi vào ngày thứ bảy, Chủ nhật sân trường trở thành lớp học.

Học sinh được sự ủng hộ của phụ huynh nên cháu nào cũng hăng hái tập luyện, không khí các buổi học luôn rộn ràng. Nghệ nhân dạy, thầy hướng dẫn trò đồng thời cũng học thêm các bài mới. Có buổi học bài mới hết giờ mà học sinh vẫn chưa chịu ra về, vì còn nấn ná tập đánh cho hết bài.

Sau gần 5 tháng mở lớp, nghệ nhân trống Ghi-năng làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân Dương Tấn Tự, người đã gắn bó cả cuộc đời với nhạc cụ dân tộc Chăm cho biết: “Tôi rất vui khi được nhà trường mời về dạy cho các cháu học sinh. Tuy khóa học diễn ra trong thời gian ngắn nhưng các cháu tiếp thu rất nhanh, có tinh thần học hỏi cao. Đến nay các cháu đã sử dụng và biểu diễn thành thạo 18 bài căn bản trống Ghi-năng...”.

Để tiếng trống Ghi-năng vang mãi - ảnh 3

Thầy Đàng Quang Tướng – Phó hiệu trưởng trường THCS Trương Định (ảnh), người trực tiếp phụ trách lớp học cho biết: “Theo ông bà xưa truyền lại thì trống ghi-năng có tới 72 bài đánh căn bản. Học sử dụng đã khó, đánh trống để biểu diễn sao cho có hồn, thu hút lòng người lại càng khó hơn. Nhà trường cũng đã mua một bộ trống Ghi-năng, mượn các tập thể, cá nhân bốn bộ nữa, đồng thời động viên và tạo điều kiện cho các em được học, luyện tập.

Rất vui là vừa qua các em đã được đi biểu diễn hòa tấu trống phục vụ các lễ hội, các hoạt động văn hóa ở địa phương và nhận được rất nhiều lời khen của mọi người. Được như vậy ngoài sự nhiệt tình của nghệ nhân và các thầy, thì gia đình, tộc họ ủng hộ, động viên lại là điều đáng nói.

Thời gian sắp tới, nhà trường cũng có dự định tiếp tục phối hợp với các đơn vị tổ chức thêm các lớp căn bản và lớp nâng cao sử dụng trống Ghi-năng để đưa vào chương trình ngoại khóa cho các em học sinh”.

Được sự ủy quyền của Hội đồng Anh và Viện nghiên cứu nghệ thuật Quốc gia, sau khi xem các cháu biểu diễn hòa tấu trống Ghi-năng báo cáo kết quả của lớp.

Ngay trong buổi lễ mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ông Lê Xuân Lợi – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận đã vui mừng biểu dương nhà trường trong việc tổ chức lớp học. Một việc tưởng chừng rất khó, mà thành công ngoài mong đợi.

Để tiếng trống Ghi-năng vang mãi - ảnh 4

Các em học sinh dân tộc Chăm đang biểu diễn trống Ghi-năng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nay. Ảnh: NÚI XANH

“Nhiều khi chúng ta lo sợ và nghĩ rằng thế hệ trẻ ngày nay hờ hững với văn hóa truyền thống dân tộc, nhưng qua lớp học này, nhận định đó đã không hoàn toàn chính xác. Đâu chỉ có các cháu trong lớp học đam mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc, mà chắc chắn rất nhiều người trẻ cũng muốn được học. Vì vậy tôi mong rằng, không chỉ có trống Ghi-năng mà còn phải mở rộng ra truyền dạy trống Paranưng, kèn Saranai, múa truyền thống Chăm...

Trung tâm cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất để tiếp tục mở các lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống và sẽ phối hợp cho các cháu có cơ hội để biểu diễn phục vụ...”- ông Lê Xuân Lợi chia sẻ.

Lớp trống giúp các em bỏ nghiện games

Giờ ra chơi tại sân trường, lớp trống tranh thủ tập theo hướng dẫn của hai thầy để chuẩn bị biểu diễn báo cáo trong lễ 20-11 của trường. Tiếng trống như kéo các em khác lại để xem, để nghe. Người đánh trống thì say sưa theo hướng dẫn của thầy, nhiều ánh mắt thèm thuồng pha chút ganh tỵ của những em đứng bên ngoài.

Thầy Đàng Năng Nhiêm chỉ tay giời thiệu cho tôi mấy em thuộc loại xuất sắc: “Kia là hai anh em Phú Mai, Phú Thanh Xuân, kia là Bá Hoànng Vũ, còn cậu này là Thạch Xuân Kiệt... nghe tiếng trống “có hồn” lắm anh”.

Để tiếng trống Ghi-năng vang mãi - ảnh 5

Thầy trò tập trống Ghi-năng giữa sân trường. Ảnh: NÚI XANH

Em Quảng Đại Hiển học sinh lớp 9, cũng là một học viên xuất sắc của lớp, nhà ở làng gốm Bàu Trúc tâm sự: “Nhờ có lớp trống này mà cháu bỏ được thói nghiện games. Lớp cháu có mấy bạn đã được tộc họ mời đi đánh trống trong các nghi lễ truyền thống rồi đấy chú...”.

Cô Ngô Thị Thuận (Hiệu trưởng trường THCS Trương Định, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), tâm sự: “Trường tôi hơn có gần 1.400 học sinh, trong đó học sinh là người dân tộc Chăm chiếm hơn 40%. Việc mở lớp truyền dạy trống Ghi-năng trong môi trường giáo dục phổ thông, có lẽ không đơn thuần chỉ là dạy đánh trống.

Đây chính là cơ hội cho thế hệ trẻ, nhất là học sinh dân tộc Chăm được học tập tiếp thu, được thỏa mãn niềm đam mê nhạc cụ dân tộc. Qua đó từng bước góp phần bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống, làm giàu thêm kho tàng văn hóa dân gian dân tộc Chăm nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc anh em nói chung.

Để tiếng trống Ghi-năng vang mãi - ảnh 6

Trống Paranưng tượng trưng cho trời, Ghi-năng tượng trưng cho đất, kèn Saranai tượng trưng cho con người. Nếu thiếu một trong ba món “thiên- địa- nhân” thì không thành nhạc lễ. Ảnh: NÚI XANH

Hy vọng tiếng Ghi-năng hôm nay, sẽ còn được vang mãi trên sân trường này...”.

Mang 'Di sản với học đường' đến gần thế hệ 10X
Mang 'Di sản với học đường' đến gần thế hệ 10X
(PLO)- Sự kiện "Di sản với học đường" diễn ra với mong muốn mở ra cơ hội giúp các thầy cô và học sinh chủ động tiếp nhận những giá trị di sản; có cơ hội bày tỏ quan điểm tiếp cận lịch sử Việt Nam.

Xem thêm: lmth.071259-iam-gnav-gnanihg-gnort-gneit-ed/aoh-nav/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Để tiếng trống Ghi-năng vang mãi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools