Hàng trăm người lao động mong muốn tìm việc làm đang xếp hàng bên ngoài nhà máy của Uni-Royal, công ty Đài Loan chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho các thương hiệu như Samsung và Toshia. Đó là nhà máy nằm ở Kunshan, nơi cách Thượng Hải 1 giờ lái xe về phía Tây. Lao động mới vào làm có thể kiếm được 4.000 nhân dân tệ (tương đương 610 USD) mỗi tháng, cao gấp đôi so với mức trung bình ở địa phương.
Ở Kunshan có tới hàng trăm công ty như Uni-Royal. Hơn 100.000 người Đài Loan coi Kunshan là nhà. Do đó nơi này còn được gọi là "tiểu Đài Loan".
Tuy nhiên Kunshan không phải là trường hợp hiếm. Có khoảng 1,2 triệu người Đài Loan, tương đương 5% dân số của hòn đảo này, đang sinh sống ở Trung Quốc đại lục mà phần lớn là dân kinh doanh. Họ không cảm thấy phiền toán với sự phức tạp về mặt chính trị.
Các công ty Đài Loan đã đầu tư tổng cộng 190 tỷ USD vào đại lục trong 3 thập kỷ qua. Foxconn tuyển dụng tới 1 triệu lao động ở Trung Quốc, thậm chí nhiều hơn bất kỳ công ty tư nhân nào ở đại lục.
Trong bối cảnh quan hệ với phương Tây ngày càng căng thẳng, dường như Bắc Kinh đang chú trọng đến việc phát triển mối quan hệ thương mại với đảo Đài Loan chặt chẽ hơn bao giờ hết. Trung Quốc coi các công ty Đài Loan chính là nguồn tài nguyên quý giá về vốn đầu tư và các công nghệ quan trọng - thứ mà Washington đang cố gắng sử dụng như điểm yếu để tấn công Trung Quốc.
Yếu tố địa chính trị không phải là nguyên nhân duy nhất tạo ra hiện tượng này. Khi Trung Quốc mở cửa đón dòng vốn đầu tư nước ngoài trong những năm 1980, các doanh nhân từ Đài Loan là những người đầu tiên "mở ví". Bị hấp dẫn bởi lao động giá rẻ và vị trí thuận tiện, họ nhanh chóng lập nên các cửa hahngf ở các tỉnh ven biển gần với đảo Đài Loan nhất. Cho đến ngày nay, Giang Tô (mà bao gồm Kunshan), Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông là những nơi thu hút nhiều vốn của Đài Loan nhất. Dùng chung 1 ngôn ngữ và nền văn hoá có cùng nguồn gốc giúp giảm đáng kể các chi phí giao dịch.
Foxconn xây nhà máy đầu tiên ở Trung Quốc tại Thâm Quyến năm 1988. Đến năm 2008 khoảng 1/6 vốn FDI mà Trung Quốc nhận được là đến từ Đài Loan, chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Ở thời điểm hiện tại, 3 trong số 12 thương hiệu hàng tiêu dùng được ưa chuộng nhất ở Trung Quốc (tính theo doanh thu) là đến từ Đài Loan. Người Trung Quốc yêu thích mì ăn liền Master Kong, bánh gạo Want Want và nước ép Uni-President. 3 nhà cung ứng lớn nhất của Apple ở Trung Quốc – Foxconn, Pegatron và Wistron - đều là công ty Đài Lona.
Trong 2 năm 2018 và 2019, chính phủ Trung Quốc đã tung ra khoảng 25 chính sách nhằm thu hút các công ty Đài Loan, bao gồm giảm thuế, đặc quyền khi đấu thầu các hợp đồng với chính phủ, từ các dự án xây dựng đường sắt cho đến những dự án nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Made in China 2025". Tháng 5 vừa qua, chính phủ Trung Quốc ban hành chỉ thị với chữ ký của 5 bộ cho phép các công ty Đài Loan ở Trung Quốc "nhận được chế độ đối xử giống như các doanh nghiệp địa lục". Đặc biệt áp dụng cả đối với những lĩnh vực nhạy cảm như mạng di ộng 5G, trí tuệ nhân tạo và "internet vạn vật".
Dẫu vậy cho đến nay những nỗ lực này chưa đem lại nhiều thành công. So với 2015, dòng vốn đầu tư từ Đài Loan đổ vào Trung Quốc hàng năm đã giảm hơn một nửa. Có 3 nguyên nhân dẫn đến điều này.
Thứ nhất là nguyên nhân địa chính trị. Đối với nhiều công ty Đài Loan, củng cố mối quan hệ kinh doanh là 1 cách để Trung Quốc ảnh hưởng nhiều hơn đến quan hệ chính trị. Chính sách ưu đãi đặc biệt lại càng khiến họ hoài nghi hơn. Các công ty Trung Quốc đang hoạt động ở Đài Loan cũng bị kiểm soát gắt gao hơn do lo ngại họ trở thành "trụ cột thứ 5 của Đảng cộng sản Trung Quốc). Tháng trước Taobao Taiwan đã cho biết sẽ thu hẹp hoạt động.
Những mâu thuẫn địa chính trị cả ở bên ngoài Đài Loan cũng là 1 nguyên nhân. Thuế quan mà Mỹ áp đặt lên các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khiến rất nhiều nhà sản xuất Đài Loan quyết định chuyển nhà máy. 1 khảo sát mới đây cho thấy khoảng 25% chủ nhà máy ở Trung Quốc cho biết họ đã hoặc sẽ "chuyển bớt công suất" sang nơi khác, chủ yếu là tới Đông nam Á. Giant, nhà sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới, đã chọn Hungary.
Một số công ty Trung Quốc còn gặp khó khăn hơn nữa khi Mỹ cho các ông lớn Trung Quốc vào danh sách đen. Năm ngoái Huawi đóng góp khoảng 15% doanh thu của công ty sản xuất chip Đài Loan TSMC. Tháng này TSMC xác nhận đã để ra 3,5 tỷ USD cho 1 nhà máy mới ở Arizona.
Điều thứ 2 mà các công ty Đài Loan lo lắng là sự cạnh tranh. Zhang Yingde, 1 chủ doanh nghiệp nhỏ ở Thượng Hải, nhắc đến "chuỗi cung ứng đỏ" mà trong đó Bắc Kinh tiếp tục ưu ái các công ty Trung Quốc trong các gói thầu bất chấp chỉ thị nói trên. Cho đến nay chưa có công ty Đài Loan nào trúng được gói thầu lớn. Nguyên nhân không hẳn là do phân biệt đối xử mà chủ yếu là do các đối thủ Trung Quốc đã phát triển được khả năng vượt trội. Cách đây ít ngày Wistron, 1 công ty Đài Loan chuyên lắp ráp cho Apple, đã đồng ý bán nhà máy ở Kunshan cho Luxshare của Trung Quốc.
Theo giáo sư Keng Shu của ĐH Chiết Giang, lợi thế của các công ty Đài Loan trong lĩnh vực sản xuất đang dần phai nhạt. Do đó các doanh nghiệp Đài Loan cần chuyển sang những lĩnh vực như dịch vụ, dù không hẳn là quá dễ dàng vì ngành dịch vụ của Trung Quốc cũng không thiếu những người chơi xuất sắc cả nội địa và nước ngoài.
Lý do thứ ba khiến các công ty Đài Loan không còn mặn mà với Trung Quốc là do thay đổi thế hệ mà Uni-Royal là 1 ví dụ. Những người Đài Loan đang lãnh đạo công ty này sắp đến tuổi nghỉ hưu, và những người trẻ tuổi không sẵn sàng điều hành các nhà máy ở Đài Loan.
Để giải quyết vấn đề này, năm ngoái chính phủ Trung Quốc đã mở các "vườn ươm doanh nhân xuyên eo biển" ở các thành phố lớn. Chương trình này đem đến các ưu đãi đặc biệt như văn phòng miễn phí, được giới thiệu với các khách hang Trung Quốc tiềm năng, giảm giá thuê nhà ở và cơ hội nhận 500.000 tệ từ chính phủ.
Đã có một số doanh nghiệp Đài Loan tham gia chương trình này. Tuy nhiên từng đó vẫn chưa đủ để giải toả những lo lắng về chi phí nhân công gia tăng và sự cạnh tranh khốc liệt, chưa kể đến bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp. Có lẽ thời hoàng kim của các doanh nghiệp Đài Loan ở Trung Quốc đã kết thúc.
Tham khảo The Economist