Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci - Ảnh: REUTERS
Trong cuộc họp báo ngày 30-11, ông Fauci cho biết còn quá sớm để biết liệu biến thể Omicron gây ra bệnh nặng hay không, nhưng thông tin sơ bộ từ Nam Phi cho thấy nó không gây ra các triệu chứng bất thường.
Nỗi lo sợ biến thể Omicron đã làm chao đảo thị trường tài chính và làm gia tăng lo ngại về khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh các nước siết hạn chế đi lại một lần nữa.
Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống Joe Biden và các nhà chức trách đã thúc giục người dân Mỹ đi tiêm vắc xin và tiêm nhắc lại (liều 3), nhưng sự chần chừ của một bộ phận người dân khiến nỗ lực ngăn chặn virus lây lan bị chậm lại. Có khoảng 69% người Mỹ từ 12 tuổi trở lên đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi.
"Nếu bạn chưa tiêm thì hãy tiêm đi. Nếu đã tiêm thì hãy tăng cường sức khỏe", ông Fauci kêu gọi.
Trước đó, ngày 29-11, Tổng thống Biden kêu gọi người Mỹ không nên hoảng sợ trước biến thể mới.
"Để đẩy lui đại dịch, chúng ta cũng phải tiêm chủng cho thế giới", ông Biden nói.
Ngày 30-11, khi được hỏi liệu Mỹ đã nỗ lực đủ để tiêm chủng cho phần còn lại của thế giới hay chưa, ông Fauci lưu ý rằng Mỹ đang làm nhiều hơn các nước khác.
Vị chuyên gia 80 tuổi này cho biết việc đưa vắc xin tới người dân ở các nước Nam Phi và các nước có thu nhập thấp và trung bình khác đang gặp khó khăn về mặt hậu cần, trong khi một lượng lớn vắc xin đã chuyển đi lại không được sử dụng.
"Các quốc gia châu Phi thực sự đã yêu cầu chúng tôi không vận chuyển thêm bất kỳ loại vắc xin nào nữa vì họ không thể sử dụng chúng", ông Fauci nói.
TTO - Đại học Oxford (Anh) cho biết không có bằng chứng cho thấy các loại vắc xin hiện tại giảm khả năng bảo vệ người nhiễm biến thể Omicron khỏi trở bệnh nặng.
Xem thêm: mth.20412756010211202-norcimo-eht-neib-nahn-ihg-auhc-ym-ion-icuaf-aig-neyuhc/nv.ertiout