vĐồng tin tức tài chính 365

Hội thảo “Công tác phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay”

2021-12-02 09:05

Chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, nêu rõ, quán triệt các chỉ thị, quy định của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác phòng ngừa tội phạm, thời gian qua, Bộ Công an đóng vai trò nòng cốt đã cùng các bộ, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân triển khai nhiều biện pháp quyết liệt phòng ngừa tội phạm; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ, giữa phòng ngừa tội phạm với tấn công, trấn áp tội phạm, đạt được những kết quả tích cực. Tình hình tội phạm được kiềm chế.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh, công tác phòng ngừa tội phạm có phạm vi rất rộng, đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, toàn xã hội và toàn dân.

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, 40 tham luận nêu ra và gửi tới Hội thảo đã tập trung làm rõ một nội dung trọng tâm của công tác phòng ngừa tội phạm. Về quan điểm, chủ trương phòng ngừa tội phạm, các đại biểu đã phân tích, đánh giá việc thực hiện những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng ngừa tội phạm hiện nay; kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các quan điểm chỉ đạo cho phù hợp với tình hình mới, nhất là đề xuất bổ sung các quan điểm về phòng ngừa tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Phát biểu tại Hội thảo Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, trong những năm gần đây, NHNN đã không ngừng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) bằng nhiều chính sách, quy định, biện pháp như: Sửa đổi bổ sung, xây dựng, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành/ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thanh toán; Xây dựng, triển khai Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam cho từng giai đoạn 5 năm; Xây dựng, ban hành các bộ tiêu chuẩn trong lĩnh vực thanh toán; Nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; Tăng cường truyền thông về TTKDTM, giáo dục tài chính… Nhờ đó, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam thời gian qua phát triển sôi động, toàn diện, tích cực, đem lại nhiều tiện ích và giá trị thiết thực, to lớn cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

C:Usersanh.nguyenmai2Desktoptoàn cảnh.JPG

Toàn cảnh Hội thảo khoa học

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho rằng, TTKDTM ngày nay có nhiều đặc điểm mới, đáng chú ý như: TTKDTM phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phần lớn hoạt động thanh toán đã dịch chuyển từ nền tảng chứng từ giấy, thao tác thủ công, bán tự động sang các phương thức điện tử; TTKDTM phần lớn hiện nay được thực hiện trên không gian mạng (qua các kênh Internet, Mobile, ATM/POS v.v…); Dịch vụ TTKDTM được cung ứng bởi không chỉ các ngân hàng mà còn các tổ chức không phải là ngân hàng, các tổ chức đến từ nước ngoài; sự kết hợp đa dạng giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ tạo ra một số mô hình thanh toán mới, chưa có quy định pháp lý,...

Để góp phần nâng cao hiệu quả Công tác phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay, Phó Thống đốc cũng đã đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị đối với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan như sau: Cần sớm ban hành cơ chế cho phép ngành ngân hàng đối chiếu, xác minh thông tin khách hàng với dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để phục vụ công tác định danh, xác thực chính xác khách hàng mở tài khoản, sử dụng dịch vụ TTKDTM; Nhanh chóng triển khai các giải pháp định danh, xác thực khách hàng thông qua thẻ Căn cước công dân gắn chip (online và offline) cho ngành ngân hàng; Xây dựng các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử lý các hành vi mua bán thông tin cá nhân bất hợp pháp; xây dựng các quy định hướng tới việc ứng dụng công nghệ số và quản trị được các vấn đề phát sinh khi ứng dụng công nghệ số (quản lý nội dung số, sự hợp pháp của hàng hóa, thuế,...).

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, nhất là phòng, chống các rủi ro, nguy cơ đe dọa từ các vụ tấn công có chủ đích, xâm nhập trái phép. Phát hiện, xử lý, ngăn chặn các đối tượng giả mạo tin nhắn ngân hàng để lừa đảo; Theo dõi sát sao, tăng cường công tác quản lý chuyên ngành đối với các hàng hóa/dịch vụ trong lĩnh vực mình phụ trách để phòng ngừa, ngăn chặn việc cung ứng các hàng hóa/dịch vụ bất hợp pháp, đặc biệt các hàng hóa số (game, dịch vụ nội dung số); Phòng ngừa, ngăn chặn các dịch vụ cung cấp bất hợp pháp, nhất là dịch vụ xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam, cho người dùng Việt Nam. Ngăn chặn, xử lý các website giả mạo trên không gian mạng.

Các chủ đề tham luận khác tại hội thảo về “Phòng ngừa xã hội với tội phạm nhìn từ thực tiễn và những định hướng giải pháp”, “Khai thác, phát huy giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Căn cước công dân phục vụ phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay”... cũng đã phân tích, làm rõ căn cứ để đề xuất những giải pháp mang lại hiệu quả và cần bổ sung những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

MA

Xem thêm: 618764VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hội thảo “Công tác phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools