vĐồng tin tức tài chính 365

4 kịch bản tác động của biến thể Omicron đối với nền kinh tế

2021-12-02 11:30

Biến thể Omicron xuất hiện đã ngay lập tức tác động vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, biến thể này có thể gây suy giảm đà tăng trưởng nhưng chỉ là tạm thời và không vô hiệu hóa hoàn toàn hiệu quả của các vaccine COVID-19 hiện nay.

"Đòn chí mạng" vào đà phục hồi kinh tế

Hơn 2.000 tỉ USD vốn hóa đã bị quét sạch khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu trong phiên giao dịch ngay khi thông tin biến chủng mới xuất hiện. Du lịch, hàng không là những nhóm chứng khoán chịu áp lực bán tháo mạnh nhất.

Giá vàng liên tục trồi sụt. Ban đầu giá vàng tăng nhờ giới đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn, nhưng sau đó lập tức đảo chiều giảm sâu khi Chủ tịch Fed tuyên bố sẽ có thể tăng lãi suất sớm hơn dự kiến và sẽ xem xét đẩy nhanh việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu trong cuộc họp tiếp theo trong hai tuần tới. Hồi đầu tháng này, FED đã công bố lịch trình giảm mua 15 tỉ USD/tháng trái phiếu.

Giá USD giảm xuống đáy thấp nhất một tuần do giới đầu tư lo ngại biến thể Omicron COVID-19 mới sẽ làm trật bánh đà phục hồi kinh tế Hoa Kỳ và trì hoãn việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Giá dầu Nymex sụt xuống đáy 3 tháng ở mức 65,65 USD/thùng. Giá dầu Brent và WTI lao dốc khoảng 10 USD/thùng, tương đương hơn 13% - mức giảm phần trăm theo ngày chưa từng có kể từ cột mốc "giá dầu âm" lịch sử hồi tháng 4.2020.

Chuyên gia của Fitch và Moody's, hai công ty xếp hạng tín nhiệm của Mỹ đánh giá: “Biến thể Omicron COVID-19 có thể làm tổn hại tới triển vọng tăng trưởng toàn cầu, đồng thời đẩy giá cả thị trường lên cao hơn”.

"Biến thể Omicron gây rủi ro cho tăng trưởng toàn cầu và lạm phát, đặc biệt khi biến thể này xuất hiện trong bối cảnh chuỗi cung ứng đã bị kéo căng, lạm phát gia tăng và thị trường lao động đang thiếu hụt nhân công. Nếu biến thể mới ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, điều này sẽ gây sức ép nhiều hơn nữa cho các ngân hàng khi họ phải đáp ứng nhu cầu lớn về khoản vay tài chính”, bà Elena Duggar - Phó Giám đốc Điều hành Moody's cho biết.

Các nhà phân tích của Moody’s Analytics cho rằng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi nhiều nước như Myanmar, Lào, Indonesiam Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine cho 65% dân số trên 12 tuổi sẽ là tâm điểm chú ý trong những tuần tới. Hiện khu vực này đã ghi nhận một số ca nhiễm biến thể Omicron tại Hồng Kông (TQ) và Úc. 

Chuyên gia của Fitch Ratings tin rằng một đợt suy thoái toàn cầu như đã thấy trong nửa đầu năm 2020 là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, lạm phát gia tăng sẽ gây phức tạp cho các phản ứng kinh tế vĩ mô, nếu biến thể mới cản trở tăng trưởng kinh tế. 

“Sự xuất hiện của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19 đang làm xói mòn những kỳ vọng lạc quan về việc kinh tế thế giới có thể bước vào một năm 2022 với tâm thế vững chắc hơn”, chuyên gia Bloomberg nhận định. 

4 kịch bản tác động của biến thể mới với nền kinh tế

Các nhà kinh tế ở Ngân hàng Goldman Sachs đưa ra 4 kịch bản tác động của biến thể Omicron đối với nền kinh tế thế giới, bao gồm kịch bản suy giảm tăng trưởng nếu thế giới chứng kiến làn sóng lây nhiễm lớn vào quý 1 năm sau. Trong kịch bản đó, tăng trưởng toàn cầu có thể chỉ đạt mức 4,2% trong năm 2022, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo gần đây nhất của Goldman Sachs.

Một kịch bản tốt đẹp hơn mà nhiều nhà kinh tế đang kỳ vọng là biến thể Omicron không nguy hiểm như những lo ngại ban đầu. Song sự xuất hiện của nó là một lời nhắc nhở rằng đại dịch COVID-19 có thể vẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu trong nhiều năm nữa.

Các nhà phân tích của Ngân hàng Morgan Stanley nhận định, biến thể Omicron có thể gây suy giảm nhưng không vô hiệu hóa hoàn toàn hiệu quả của các vaccine COVID-19 hiện nay. Họ dự báo biến thể này sẽ gây rủi ro ngắn hạn cho các nền kinh tế ở Châu Á, với các hậu quả sẽ thể hiện rõ trong quý I/2022.

Họ cho rằng Ấn Độ và các nước ASEAN, những nơi đã dần mở cửa biên giới, có thể siết chặt kiểm soát đi lại nếu số ca nhiễm tăng mạnh. Một động thái như vậy có thể gây gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu nếu như các nhà sản xuất ở Ấn Độ và ASEAN buộc phải tạm dừng sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất ở Trung Quốc có thể không bị biến thể Omicron tác động trực tiếp nhờ nước này thực thi chính sách kiểm soát biên giới nghiêm ngặt và chính sách quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng.

Báo cáo của Morgan Stanley có đoạn: “Chúng tôi dự báo tác động của biến thể Omicron lên các chuỗi cung ứng chỉ là tạm thời và nhu cầu toàn cầu vẫn duy trì mạnh mẽ”.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Luis de Guindos cho rằng, tác động của biến thể Omicron lên nền kinh tế toàn cầu sẽ hạn chế hơn so với năm ngoái.

Giải pháp để kích thích kinh tế, ứng phó với biến thể mới

* Bà Bùi Thuý Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước - nhận định: Giá cả hàng hóa cơ bản và lạm phát thế giới dự báo giữ ở mức cao do tác động từ thiếu hụt nguồn cung. Chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế chủ chốt dự kiến giảm dần hỗ trợ, nhiều quốc gia tăng lãi suất để kiềm chế đà tăng lạm phát. Các yếu tố này (giá thế giới cao, điều kiện tiền tệ dần thắt chặt) cùng với dịch bệnh diễn biến phức tạp, thách thức trong việc phổ quát vaccine công bằng giữa các quốc gia… khiến quá trình phục hồi của kinh tế thế giới trở nên khó lường với nhiều rủi ro, bất trắc. Ở trong nước, áp lực lạm phát có chiều hướng tăng, đặc biệt khi giá thế giới và chi phí sản xuất dự kiến còn ở mức cao, tình trạng đứt gãy nguồn cung có thể kéo dài hơn dự kiến. 

* Bà Nguyễn Ánh Vân - Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank - cho biết: “Dịch bệnh kéo dài đã gây ra những hệ lụy không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Mặc dù các ngân hàng đã có các giải pháp thiết thực để đồng hành cùng khách hàng giảm bớt các khó khăn do dịch bệnh, tuy nhiên vẫn cần một giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người lao động trong quá trình khôi phục sản xuất kinh doanh như: Đưa ra các gói kích thích kinh tế kịp thời, thực hiện công tác phòng, chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế.

Đối với các giải pháp hỗ trợ tài chính: Hỗ trợ hoãn, giảm, miễn các loại thuế, phí, chi phí cho cá nhân doanh nghiệp. Về thủ tục hành chính, cần có các chương trình hỗ trợ đưa người lao động trở lại làm việc, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tránh tạo ra các cản trở, đứt gãy trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời đẩy mạnh quá trình cải tiến thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp…”.

* Bàn về giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Trong điều kiện hiện tại, Chính phủ cần phải cân nhắc có giải pháp hạn chế việc tham gia của các ngân hàng vào những chính sách có tính chất kích thích nền kinh tế như giảm phí, giảm lãi suất, giãn hoãn nợ bởi điều này sẽ tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng thương mại trong cả ngắn, trung và dài hạn. Có những lựa chọn khác để kích thích kinh tế, chẳng hạn thông qua chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ như Chính phủ phát hành khối lượng trái phiếu đủ lớn để có được nguồn lực nhằm giải quyết dứt điểm những vấn đề tài chính của các tập đoàn lớn. Hương Nguyễn

Xem thêm: odl.709979-et-hnik-nen-iov-iod-norcimo-eht-neib-auc-gnod-cat-nab-hcik-4/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“4 kịch bản tác động của biến thể Omicron đối với nền kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools