vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều địa phương không mặn mà cấp phép dự án dệt nhuộm

2021-12-02 13:09

Ngành nhuộm Việt Nam còn đối mặt rào cản tư duy

Theo thống kê của Hiệp hội dệt may, trình độ công nghệ trong ngành nhuộm nước ta hiện nay chậm hơn các nước trong khu vực xung quanh khoảng 15 năm. Số doanh nghiệp sử dụng công nghệ đồng bộ cao chỉ chiếm khoảng 15 - 20%, còn phần lớn doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ trung bình và thấp. Vì sao thực trạng này hàng chục năm vẫn không thay đổi? Rào cản nào khiến ngành dệt nhuộm vẫn chưa thể phát triển đi lên?

Hiện làng nghề lụa Nha Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vẫn làm nhuộm kiểu thủ công vì đặc thù hộ kinh doanh manh mún, không sẵn sàng để đầu tư công nghệ.

"Để có nhà máy xử lý nước thải phải có vài chục tỷ đổ lên mới làm được. Với cả làng nghề là quá lớn chứ không phải một mình tôi", chủ cở sở lụa tơ tằm Sơn Thúy - làng nghề Nha Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho hay.

Nhiều địa phương không mặn mà cấp phép dự án dệt nhuộm - Ảnh 1.

Trình độ công nghệ trong ngành nhuộm nước ta hiện nay chậm hơn các nước trong khu vực xung quanh khoảng 15 năm. Ảnh minh họa.

Còn với Công ty CP Damsan, có vốn và có đầu ra sản phẩm, muốn đầu tư cho ngành nhuộm thì cũng vẫn là chưa đủ. Vì tư duy các địa phương hiện nay gần như không chấp nhận làm nhuộm nữa.

Ông Vũ Huy Đông - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Damsan cho biết: "Khi thực hiện tiếp nhận chủ trương dự án tẩy nhuộm vào địa phương thì gặp các rào cản. Các sở ngành đều từ chối vì đã có quyết định của Tỉnh ủy".

"Ngành dệt nhuộm có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao so với các ngành khác. Nếu các địa phương cho phép đặt trong các khu công nghiệp có xử lý nước thải tốt thì khả năng phát triển rất tốt", ông Vũ Mạnh Hải, Trưởng bộ môn Vật liệu - Công nghệ hóa dệt, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định.

Quy mô xuất khẩu của ngành dệt may mỗi năm gần 40 tỷ USD với một quy trình cơ bản dệt - nhuộm - may. Tuy nhiên, mắt xích yếu nhất hiện giờ vẫn là nhuộm khi chỉ đáp ứng được có khoảng 10% nhu cầu, khiến dệt may Việt Nam chưa thể đáp ứng được cam kết nội địa hóa trong các hiệp định thương mại như EVFTA.

Ngành dệt may Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

Theo tính toán khâu nhuộm và xử lý hoàn tất có thể đóng góp tới 50% giá trị của 1 chiếc áo, giải quyết được nút thắt trong khâu nhuộm cũng là gia tăng vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, tận dụng triệt để ưu đãi thuế quan của hiệp định thương mại tự do như EVTFA hay CPTPP.

Hiểu rõ được điều này, nhiều doanh nghiệp bắt đầu có sự đầu tư bài bản, có chiến lược dài hạn để tận dụng khoảng trống còn thiếu của ngành nhuộm.

Để chiếc áo sơ mi hàng cao cấp có thể có chất liệu vải chống nhăn chống nhàu, tăng độ bóng, độ bền thì một lựa chọn hiệu quả là sử dụng amoniac lỏng. Nhưng đây là hóa chất độc hại nên Công ty CP Dệt Bảo Minh đã đầu tư 6 triệu USD cho hệ thống máy.

Ở Việt Nam Việt Nam cũng chỉ có vài doanh nghiệp được cấp phép máy như này. Với mục tiêu cuối cùng là tái sử dụng gần như 100% loại hóa chất này và không thải ra môi trường.

Nhiều địa phương không mặn mà cấp phép dự án dệt nhuộm - Ảnh 2.

Ngành dệt may Việt Nam đang hướng tới phát triển bền vững. Ảnh minh họa - Dân trí.

Không chỉ đầu tư công nghệ nhuộm theo hướng tới loại bỏ hóa chất độc hại và tiết kiệm năng lượng, mà nhiều doanh nghiệp còn tiếp cận công nghệ nhuộm tiên tiến nhất hiện nay như công nghệ nhuộm khô.

Công ty CleanDye Việt Nam cho biết, các chi phí vận hành khác như chi phí nhân công, chi phí năng lượng cũng giảm phân nửa khi áp dụng theo quy trình công nghệ mới.

"Giá cả rất cạnh tranh với mặt hàng truyền thống do chi phí sản xuất thấp hơn và đánh được đúng thị hiếu của các nhãn tiêu dùng quan tâm đến công nghệ mới, giảm thiểu tác hại đến môi trường", chị Lê Kim - Quản lý Chất lượng và Phát triển bền vững, Công ty CleanDye Việt Nam cho hay.

Inditex chủ sở hữu thương hiệu Zara. Decathlon. Bonfrix... những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới đã là khách hàng của doanh nghiệp nhuộm khô này chỉ sau 1 năm đặt nhà máy tại Việt Nam.

'Xanh hoá' ngành dệt may bằng nhuộm tự nhiên?"Xanh hoá" ngành dệt may bằng nhuộm tự nhiên?

VTV.vn - Môi trường, chi phí kỹ thuật sản xuất, xử lý nước thải là những rào cản của toàn ngành dệt may. Nhuộm tự nhiên xuất hiện với nhiều ưu điểm nhưng vẫn manh mún, khó đi dài.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.86580620120211202-mouhn-ted-na-ud-pehp-pac-am-nam-gnohk-gnouhp-aid-ueihn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều địa phương không mặn mà cấp phép dự án dệt nhuộm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools