vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu gỗ tự tin đạt giá trị kim ngạch kỷ lục 16 tỉ USD

2021-12-03 17:25

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, mây, tre, cói, thảm... dự kiến đạt tổng giá trị kim ngạch cao kỷ lục 16 tỉ USD trong năm 2021.

Doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn dự kiến

Ngay sau khi mở cửa sản xuất trở lại, Công ty TNHH Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam tại TPHCM (Công ty Nhật Nam) đã xác định tầm quan trọng của nguồn lực lao động. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh kịp các đơn hàng xuất khẩu cuối năm, doanh nghiệp đã liên tục tuyển dụng và áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ để giữ chân lao động.

“Chúng tôi hỗ trợ người lao động trở lại làm việc 1 triệu đồng/người, đồng thời ưu tiên với những lao động gắn bó với công ty, đặc biệt là những lao động làm việc “3 tại chỗ” ở thời điểm dịch căng thẳng”, ông Nguyễn Minh Nhật - Giám đốc doanh nghiệp này, cho biết.

Ông Nguyễn Ba Duy - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Smart Wood Việt Nam cũng cho hay: Doanh nghiệp đang đẩy mạnh tốc độ sản xuất, thực hiện các đơn hàng viên nén gỗ xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, đáp ứng đơn hàng đã ký với đối tác đến giữa năm 2022. 

Các phế phẩm “bỏ đi” từ gỗ như mùn cưa, phoi bào... có thể chế biến thành viên nén để xuất khẩu, mang về 0,5 tỉ USD/năm. Ảnh: C.Cẩm
Các phế phẩm “bỏ đi” từ gỗ như mùn cưa, phoi bào... có thể chế biến thành viên nén để xuất khẩu, mang về 0,5 tỉ USD/năm. Ảnh: C.Cẩm

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), các doanh nghiệp đang hồi phục với tốc độ nhanh hơn dự báo trước đó. Đặc biệt, Nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ đã tháo gỡ nút thắt về lưu thông nguyên liệu, hàng hóa, nhân lực, thống nhất và chuyển hướng về chiến lược chống dịch từ “Zero COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đã hỗ trợ doanh nghiệp “phá băng” để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trở lại.

“Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã có kế hoạch phục hồi sản xuất với việc thay đổi chiến lược kinh doanh; kiểm soát dịch hiệu quả trong sản xuất; tăng hiệu quả, quy mô chế biến” - ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.

Các làng nghề đồ gỗ cũng đã nhanh chóng hồi phục sau giãn cách xã hội. Ông Hoàng Kỳ Tài - Chủ tịch Hội làng nghề gỗ Vạn Điểm (Hà Nội) cho biết, việc mở cửa trở lại giúp nguồn nguyên liệu và sản phẩm được lưu thông, các cơ sở sản xuất trong làng nghề có cơ hội hoàn thành đơn hàng, tiêu thụ sản phẩm.

Làng nghề gỗ Hữu Bằng (Thạch Thất - Hà Nội) cũng đã hồi phục 100% cơ sở sản xuất, nhiều cơ sở sản xuất đang chuyển hướng sang làm sản phẩm gỗ công nghiệp, khai thác tiềm năng ở các công trình kiến trúc, nhà ở, chung cư,...; đồng thời, thúc đẩy hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất phụ liệu ngành gỗ như mút, xốp, máy chế biến, phụ kiện, ốc vít, keo... hoặc gia công các sản phẩm vệ tinh cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ. 

Kim ngạch xuất khẩu gỗ có thể đạt kỷ lục

Theo Viforest, niềm tin xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,5 tỉ USD năm 2021 đã nhanh chóng trở lại ngay khi dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, nhiều địa phương đã cho phép doanh nghiệp mở lại các hoạt động sản xuất.

Bà Cao Thị Cẩm - Ủy viên Ban chấp hành Viforest, nhấn mạnh: Tháng 11 và 12.2021, ước tính mỗi tháng ngành gỗ sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,3 tỉ USD. Tính đến 15.11.2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 12,66 tỉ USD; ước tính đến hết năm 2021 sẽ cán đích 14,5 tỉ USD.

Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói, thảm có mức tăng trưởng mạnh, dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 850 triệu USD, góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành lên trên 16 tỉ USD – là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. 

Các doanh nghiệp cũng dự báo trong 2 tháng cuối năm 2021, nhu cầu đồ gỗ tăng mạnh trên thị trường thế giới. Mỹ sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu đồ gỗ và nội thất lớn nhất của Việt Nam. Quý IV là thời điểm doanh nghiệp gỗ Việt Nam khai thác tốt thị trường Mỹ khi nhu cầu mua sắm nội thất rất lớn cho dịp lễ Noel và năm mới. Hiện nay, có 60% các nhà sản xuất đồ gỗ, nội thất theo các hợp đồng tại Việt Nam là đối tác của Mỹ.

Bên cạnh mặt hàng nội thất xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, hiện tại, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Nhật Bản với mức tăng trưởng khá ấn tượng.  Bên cạnh đó, trong 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của ngành gỗ, Việt Nam đang là nước xuất khẩu viên nén lớn thứ hai thế giới và dự báo mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong xu hướng thế giới chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch.

Ông Nguyễn Ba Duy - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Smart Wood Việt Nam – một doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ, nhấn mạnh: Chỉ trong 8 năm, đơn hàng xuất khẩu viên nén gỗ  của Smart Wood sang thị trường Hàn Quốc đã tăng gấp 18 lần và hiện tại Smart Wood Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu mặt hàng này với nhiệt điện của Hàn Quốc đến tháng 6.2022.

Xem thêm: odl.595089-dsu-it-61-cul-yk-hcagn-mik-irt-aig-tad-nit-ut-og-uahk-taux/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu gỗ tự tin đạt giá trị kim ngạch kỷ lục 16 tỉ USD”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools