vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ động kịch bản kinh tế trước nguy cơ biến chủng COVID-19 mới

2021-12-04 11:30

Những diễn biến gần đây liên quan đến biến chủng COVID-19 mới Omicron cho thấy, cần có sự chủ động trong phương án sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng với sự phức tạp của dịch bệnh. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là thời điểm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đồng thời là điều kiện nâng cao năng lực chống chọi rủi ro cho doanh nghiệp và nền kinh tế. 

Đẩy mạnh kinh tế số

Mới đây (ngày 30.11), trong bối cảnh thế giới ghi nhận biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2, Chính phủ đã có chỉ đạo yêu cầu cần chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng đề xuất các phương án, biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả. 

Giữa nguy cơ dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần có sự chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhằm thích ứng và ứng phó với biến chủng mới. 

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy nhanh quá trình tiêm phủ vaccine bên cạnh đó tiếp tục thúc đẩy khôi phục sản xuất kinh doanh. Chuyên gia kiến nghị cần có thêm những gói cứu trợ quy mô lớn để vực dậy doanh nghiệp. 

Trong đó, để các biện pháp cứu trợ có hiệu quả, cơ quan chức năng xem xét cần tạo ra những điển hình, đơn cử như giúp sức một số hợp tác xã nông nghiệp hay doanh nghiệp nhỏ khôi phục thành công trong sản xuất để mô hình được lan rộng trong cả nước.

Đáng chú ý, theo TS Lê Đăng Doanh, nguy cơ biến chủng mới là bối cảnh để chúng ta có những giải pháp tối ưu hơn, khắc phục những hạn chế, tồn tại của giai đoạn trước. Trong đó, đặc biệt, sản xuất kinh doanh cần thích ứng khi nhu cầu người dân đã có sự thay đổi lớn.

"Nhu cầu người dân đã khác. Trước nguy cơ dịch bệnh phức tạp, cần có những phân tích theo nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trên cơ sở đó có phương án để thích nghi hiệu quả" - ông Lê Đăng Doanh nói. 

Từ đó, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương khuyến nghị, đây là thời điểm để chuyển mạnh sang nền kinh tế số với các hoạt động tiêu biểu như giao dịch, đối thoại trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt. 

Xây dựng các kịch bản ứng phó

Trong Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 đạt khoảng 6 - 6,5%.

Nói về con số này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm vẫn cao, nguy cơ tiếp tục xuất hiện những biến chủng virus mới có khả năng lây lan cao hơn, bùng phát mạnh. Do đó, cần phải nghiên cứu xây dựng các kịch bản tăng trưởng GDP, căn cứ diễn biến của dịch COVID-19 để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cùng các giải pháp phù hợp.

Trong khi đó, theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC), sự phục hồi đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế không phải là việc trở lại trạng thái của ngày hôm qua, của thời kỳ trước đại dịch, mà tất cả các doanh nghiệp và nền kinh tế phải bắt đầu một diện mạo mới, một mô hình kinh doanh mới theo hướng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và tăng cường khả năng chống chịu. Và trong bối cảnh môi trường kinh doanh thời gian sắp tới thì năng lực chống chịu trở thành một trong những năng lực cốt lõi của các doanh nghiệp

Nhấn mạnh về yêu cầu thích ứng, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai một số giải pháp như: Cắt giảm chi phí hoặc chỉ giữ lại những phần quan trọng nhất để hoạt động như nhân sự. Các doanh nghiệp cũng cần tính tới việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cách thức tương tác mới với nhân viên, khách hàng, thị trường. Để thích ứng với bối cảnh mới, các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh liên kết để xây dựng quan hệ cho việc chia sẻ đơn hàng; hàng đổi hàng... đồng thời, tận dụng các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước để tiếp cận các gói hỗ trợ và đầu tư phát triển hạ tầng. 

Trước đó theo ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan này đã hoàn thành báo cáo về chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và trình Chính phủ cho ý kiến thông qua với 5 chính sách chính. Trong đó về mặt kinh tế, cơ quan chức năng sẽ chú trọng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Xem thêm: odl.386089-iom-91-divoc-gnuhc-neib-oc-yugn-court-et-hnik-nab-hcik-gnod-uhc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ động kịch bản kinh tế trước nguy cơ biến chủng COVID-19 mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools