vĐồng tin tức tài chính 365

Các đại biểu không đồng tình giao địa phương làm cao tốc Bắc – Nam

2021-12-04 17:55

Chiều 3-2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành thẩm tra dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021-2025), trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Tại đây, Thường trực Ủy ban Kinh tế và các đại biểu tán thành nguyên tắc đầu tư công toàn bộ dự án. Bộ GTVT là đầu mối tổ chức thực hiện đầu tư dự án.

Về đề xuất của Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành có dự án đi qua thực hiện đầu tư, quản lý và bảo trì các dự án thành phần giai đoạn 2, một số đại biểu cho rằng các địa phương làm cao tốc không phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công. Từng tỉnh làm cao tốc cũng không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Cạnh đó, có ý kiến đại biểu chỉ ra rằng, đây là công trình cấp đặc biệt với tiêu chuẩn cao, đòi hỏi năng lực quản lý và triển khai dự án ở trình độ chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm, với hệ thống tiêu chuẩn thống nhất. Nếu giao cho các địa phương không đáp ứng được các tiêu chí nêu trên.

Các đại biểu không đồng tình giao địa phương làm cao tốc Bắc – Nam - ảnh 1
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2. Ảnh: quochoi.vn

Nhận định các địa phương chưa thể đảm bảo được chất lượng công trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam là công trình giao thông cấp quốc gia cần phải đảm bảo tính liên thông các vùng, quản lý thống nhất ở mức độ cao. Do đó, Bộ GTVT chịu trách nhiệm nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều ở các địa phương tham gia dự án.

“Nếu dự án kém chất lượng sẽ gây khó khăn trong quá trình đưa vào vận hành và khai thác sau này…”-ông Hải nói.

Trước đó, thừa ủy quyền Chính phủ, Bộ trưởng, Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết giai đoạn 2 của dự án cao tốc Bắc – Nam có 12 dự án thành phần, với chiều dài 729km. Quy mô giai đoạn đầu của dự án là bốn làn xe (bề rộng nền đường 17 m), tốc độ thiết kế 80-120 km/giờ.

Rút kinh nghiệm từ thực tế triển khai các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 (2017-2020), Chính phủ dự kiến tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022-2023; khởi công giữa năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh tán thành tính cấp thiết, cấp bách của việc đầu tư dự án. Ông đề nghị Chính phủ tiếp tục giải trình, làm rõ một số nội dung về phạm vi, quy mô, phương án thiết kế, hướng tuyến, giải phóng mặt bằng, nguồn vốn... để đảm bảo tính thuyết phục cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án; Ủy ban Kinh tế sẽ hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 12 và trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường cuối năm 2021.

Tại buổi làm việc mới đây với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng đường cao tốc là công trình cấp đặc biệt với tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Do đó, dự án đòi hỏi năng lực quản lý và triển khai ở cấp trình độ chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và đáp ứng yêu cầu dự án quan trọng quốc gia với hệ thống tiêu chuẩn thống nhất.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội kết luận: “Giao Bộ GTVT là đầu mối duy nhất tổ chức thực hiện đầu tư dự án…”.

Không giao địa phương làm cao tốc Bắc - Nam
Không giao địa phương làm cao tốc Bắc - Nam
(PLO)- Chủ tịch Quốc hội có ý kiến giao Bộ GTVT thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, thay vì giao các địa phương làm chủ đầu tư như đề xuất của Chính phủ.

Xem thêm: lmth.7461301-man-cab-cot-oac-mal-gnouhp-aid-oaig-hnit-gnod-gnohk-ueib-iad-cac/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các đại biểu không đồng tình giao địa phương làm cao tốc Bắc – Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools