Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, khuyến cáo nếu không có chương trình đặc biệt, gói kích thích kinh tế đủ mạnh và kịp thời thì Việt Nam sẽ lỡ nhịp và tụt hậu - Ảnh: NAM TRẦN
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định do tác động của dịch COVID-19, triển vọng năm 2022 của Việt Nam dự báo rất khó khăn.
Nếu không có chương trình đặc biệt, gói kích thích kinh tế đủ mạnh và kịp thời về tài khóa và tiền tệ thì chúng ta sẽ lỡ nhịp và tụt hậu. Dự báo tăng trưởng GPD năm 2022 của Việt Nam có thể chỉ đạt 4-4,5%.
Đề xuất tổng gói hỗ trợ khoảng 844.000 tỉ đồng
Đối phó với dịch bệnh, theo TS Cấn Văn Lực, các nước tung ra gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ tương đối lớn với bình quân toàn cầu 16,4% GPD, trong đó tài khóa là chủ lực. Còn Việt Nam có mức hỗ trợ tương đồng so với các nước thu nhập thấp quanh mức 4% GDP.
Về kinh nghiệm quốc tế, đa số các nước đều coi dịch COVID-19 là bệnh đặc hữu chứ không coi là dịch bệnh. Nên các nước tung ra giải pháp thực hiện đa mục tiêu tức là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Do đó giải pháp hàng đầu mà các nước ưu tiên là đầu tư mạnh vào hạ tầng y tế, an sinh xã hội; cho phép bảo lãnh của Chính phủ với các khoản vay vốn của doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa… Đây là bài học kinh nghiệm rất đáng quý với Việt Nam trong thời gian tới.
Gợi ý chính sách cho Việt Nam, ông Lực đề nghị phải ưu tiên số 1 là chi cho y tế. Thứ hai là hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động cả về tài chính và tiếp cận vốn, an sinh xã hội trong 2 năm.
Chi tiết hỗ trợ tài khóa, ông Lực đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 1-2%, với 2% thì ngân sách sẽ giảm 60.000 tỉ đồng trong năm 2022. Có bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương.
Thứ ba là gói hỗ trợ lãi suất như Bộ Tài chính đề xuất 20-30.000 tỉ đồng. Riêng gói đầu tư cơ sở hạ tầng đề nghị tăng đầu tư bổ sung 150.000 tỉ đồng cho dự án công trình trọng điểm. Tổng gói hỗ trợ tài khóa 278.000 tỉ đồng, tương ứng 3,41% GDP của năm 2021.
Chính sách tiền tệ tiếp tục cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Sử dụng các công cụ khác để hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm lãi suất 0,5-1%...
Về chính sách an sinh xã hội, ngoài việc tiếp tục triển khai các chính sách đang thực hiện thì cần triển khai thêm việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quay về các tỉnh phía Nam làm việc trong 3 tháng với mức 1 triệu đồng/tháng.
Ước tổng chi khoảng 6.000 tỉ đồng. Cùng với mức hỗ trợ đào tạo nghề là 6.800 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm tiền điện, đổi mới công nghệ… đối với khối doanh nghiệp khoảng 38.000 tỉ đồng.
"Tổng gói hỗ trợ tất cả các chính sách trên là khoảng 843.000-844.000 tỉ đồng về danh nghĩa, còn về thực chi là khoảng 445.000 tỉ đồng, tương đương 5,5% GDP.
Về nguồn lực, ngân sách nhà nước phải chấp nhận thâm hụt ít nhất 1 điểm phần trăm cho mỗi năm. Về huy động nguồn lực từ tiết giảm chi phí, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, rà soát các quỹ ngoài ngân sách, chấp nhận một phần quỹ dự trữ ngoại hối nếu cần…" - ông Lực kiến nghị.
Ưu tiên hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp
Phát biểu tại sự kiện này, TS Nguyễn Minh Cường - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam - cũng cho rằng Việt Nam cần tập trung ưu tiên hỗ trợ y tế là số 1. Do khủng hoảng kinh tế xuất phát từ dịch bệnh nên trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, trong ngắn hạn Việt Nam có thể chấp nhận mức bội chi ngân sách nhà nước cao hơn và nợ công tăng trong 2021-2023 để hỗ trợ kinh tế.
Cùng với hỗ trợ y tế, ông Cường gợi ý Việt Nam nên ưu tiên các biện pháp ngắn hạn, đặc biệt tập trung hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp.
"Điểm quan trọng nhất với Việt Nam là có dư địa về thời gian đủ để thực hiện các giải pháp ngắn hạn hay không đó là dấu hỏi đặt ra. Bởi bóng đen dịch bệnh vẫn tiếp tục bao phủ toàn cầu. Rủi ro nếu như Việt Nam không thực hiện nhanh các biện pháp ngắn hạn" - ông Cường khuyến cáo.
TTO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy khi phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế VN 2021: Phục hồi và phát triển bền vững, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế trung ương, Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức ngày 5-12.
Xem thêm: mth.84512130150211202-uah-tut-es-gnohk-uen-hnam-ud-av-ioht-pik-et-hnik-hciht-hcik-iog-nac/nv.ertiout