Doanh nghiệp cần hỗ trợ đúng mức để khôi phục sản xuất - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việc này vừa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, qua đó giúp sớm phục hồi nền kinh tế.
Trên thế giới, nhiều nước giảm thuế giá trị gia tăng rất lớn để khuyến khích tiêu dùng... Liệu có công bằng không khi bắt người dân phải trả thuế như hiện nay khi thu nhập bị giảm?
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Jackques Morisset
Đã hỗ trợ lớn...
Ông Võ Thành Hưng - thứ trưởng Bộ Tài chính - cho hay thời gian qua đã điều chỉnh cả thu và chi để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ước tính số tiền thuế miễn, giảm, giãn năm 2020 là 130.000 tỉ đồng, còn năm 2021 là 140.000 tỉ đồng. Về chi ngân sách, chính sách hỗ trợ người nghèo, năm 2021 ngân sách chi 76.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó sử dụng các quỹ thất nghiệp, bảo hiểm xã hội... với 48.000 tỉ đồng; hỗ trợ giảm tiền điện, học phí... khoảng 40.000 tỉ đồng.
Để có nguồn tăng chi và thực hiện ưu đãi thuế, chúng ta chấp nhận bội chi trong năm 2021 - 2022 là 4%. So với GDP giai đoạn trước thì 5,1% GDP. Như vậy, số vay tuyệt đối cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Tuy nhiên dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp hơn với biến chủng mới, vì vậy, thời gian tới ngân sách tiếp tục phải dành nguồn lực thích đáng cho y tế và chính sách tập trung hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Giảm thuế nhiều hơn hỗ trợ người dân
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Jackques Morisset nhấn mạnh chính sách thuế không chỉ đảm bảo nguồn cung cho ngân sách nhà nước mà còn là công cụ bảo vệ người dân và doanh nghiệp trong khủng hoảng. Trên thế giới, nhiều nước giảm thuế giá trị gia tăng rất lớn để khuyến khích tiêu dùng. Chúng ta đang phải chịu ảnh hưởng COVID-19. Liệu có công bằng không khi bắt người dân phải trả thuế như hiện nay khi thu nhập bị giảm?
Theo ông Jackques Morisset, Việt Nam cần giảm thuế giá trị gia tăng với hàng hóa, dịch vụ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đồng thời kích thích tiêu dùng trong nước. Cải cách chính sách thuế có thể giúp duy trì hình ảnh và uy tín của Việt Nam.
Về thuế liên quan thu hút đầu tư, ông Jackques Morisset cho hay cách đây vài tháng, các nước đã cam kết dù doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia nhưng phải trả tối thiểu 15% thuế tại nước mà họ hoạt động. Do vậy, Việt Nam không cần sử dụng ưu đãi để thu hút công ty đa quốc gia này. Nhưng phải cải cách thuế để công ty đa quốc gia đầu tư nhiều hơn, chuyển giao công nghệ... cho Việt Nam.
Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Thành Phong cũng cho rằng để khơi thông tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, Việt Nam cần thiết phải có gói kích thích kinh tế để kích cầu tiêu dùng nội địa và giảm chi phí cho doanh nghiệp bằng hỗ trợ nhà ở, xây dựng nhà ở cho công nhân, giảm chi phí khám chữa bệnh, nghĩa vụ thuế cho họ.
Rủi ro lạm phát đã bớt...
TS Nguyễn Minh Cường - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam - đặt thẳng vấn đề trong ngắn hạn Việt Nam có thể chấp nhận mức bội chi ngân sách nhà nước cao hơn và nợ công tăng trong giai đoạn 2021 - 2023 để hỗ trợ kinh tế. Ông Cường cho rằng rủi ro lạm phát đã bớt nhưng với sự xuất hiện biến chủng mới vẫn tiềm ẩn rủi ro cho kinh tế thế giới.
Mặt khác, việc các nước đang thu hẹp dần chính sách tài khóa và tiền tệ trong năm 2022 cũng thu hẹp dần dư địa thời gian của Việt Nam để thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế trong ngắn hạn. Do vậy, nếu Việt Nam không thực hiện nhanh những chính sách hỗ trợ, đặc biệt là giải pháp trong ngắn hạn sẽ đánh mất cơ hội phục hồi đà tăng trưởng.
TTO - Nhiều loại hình dịch vụ, hàng hóa sẽ được giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong hai tháng cuối năm, đó là những loại nào?
Xem thêm: mth.92053518060211202-euht-maig-yagn-hnit-iahp-maig-nad-auc-pahn-uht/nv.ertiout