vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm danh những "anh cả" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

2021-12-06 11:11

Mới đây, FiinGroup đã công bố báo cáo trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021, quy mô giá trị phát hành trái phiếu sơ cấp đạt 430 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước mặc dù có giai đoạn trì hoãn lại sau khi Nghị định 153 và 155 đi vào hiệu lực. 

Trong đó, ngành bất động sản với giá trị phát hành 172 nghìn tỷ đồng, chiếm nhiều nhất 40% trong cơ cấu phát hành trái phiếu. Tiếp theo là ngành ngân hàng với 116 nghìn tỷ đồng, chiếm 33% tổng giá trị phát hành.

Trong báo cáo của FiinGroup có đưa ra 20 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất 9 tháng năm 2021 bao gồm 11 ngân hàng và 9 doanh nghiệp bất động sản. 

Năng lực trả nợ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đang rất yếu

Bất động sản - Điểm danh những 'anh cả' trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Hưng Thịnh Land là doanh nghiệp BĐS "hút" 7.950 tỷ đồng trái phiếu trong 9 tháng đầu năm 2021. 

Riêng với nhóm bất động sản, CTCP Hưng Thịnh Land có giá trị phát hành trái phiếu lớn nhất với 7.950 tỷ đồng. Đứng thứ hai là Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Mediterranean Revival Villas - một công ty có liên quan đến CTCP Tập đoàn Masterise, với giá trị phát hành 7.200 tỷ đồng. Đứng thứ ba là Tập đoàn VinGroup với giá trị 6.976 tỷ đồng.

Tiếp theo là CTCP Osaka Garden phát hành giá trị 6.800 tỷ đồng. Vị trí thứ 5 thuộc về CTCP Đầu tư GoldenHill phát hành giá trị 5.760 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 6 phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có CTCP Đầu tư Tân Thành Long An và CTCP Dịch vụ giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn. Theo sau là CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam phát hành 4.700 tỷ đồng và cuối cùng là CTCP Hoàng Phú Vương phát hành 4.670 tỷ đồng.

Đáng chú ý, CTCP Osaka Garden và CTCP Hoàng Phú Vương đều có liên quan với Masterise. Như vậy, chỉ tính riêng nhóm liên quan đến Masterise, giá trị phát hành đã lên đến 18.670 tỷ đồng.

Xét về lãi suất, CTCP Osaka Garden hiện đang là doanh nghiệp trả lãi suất trái phiếu cao nhất, lên đến trung bình 13,28%/năm. Tiếp theo là CTCP Hoàng Phú Vương với lãi suất 12,9%/năm. Đứng thứ ba là CTCP dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn với lãi suất 10,61%/năm.

Còn các doanh nghiệp bất động sản trong top 9 doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất lãi suất giao động từ 8-10%/năm.

Nhận định về tình hình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, FiinGroup cho rằng, ngành Xây dựng và Bất động sản vẫn duy trì mức lãi suất phát hành cao với lãi suất trung bình lần lượt là 10,3% và 10,7%/năm.

Đáng chú ý, có tới 26% trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong các ngành này không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phần, hoặc không được thực hiện xếp hạng tín nhiệm độc lập và điều này gây nên những nghi ngại về rủi ro vỡ nợ không kiểm soát được trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Nhiều rủi ro với tài sản đảm bảo phát hành TPDN

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, trong số TPDN phát hành riêng lẻ các tháng đầu năm 2021, TPDN có tài sản đảm bảo chiếm 50,9%; trái phiếu không có tài sản đảm bảo chiếm 49,1% (trong đó trái phiếu do các tổ chức tài chính và công ty chứng khoán phát hành chiếm 76%). 

Trong số 300 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ trong các tháng đầu năm 2021, 207 doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo của trái phiếu chủ yếu là bất động sản, chứng khoán, chương trình, dự án.

Mặc dù, tỉ lệ trái phiếu có tài sản đảm bảo cao nhưng thực tế chất lượng tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá trị của các tài sản này thường không định giá được chính xác hoặc có biến động mạnh theo diễn biến thị trường; theo đó, trường hợp thị trường bất động sản hoặc thị trường chứng khoán có biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu. 

Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo của trái phiếu có thể dùng để bảo đảm cho các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu khác của doanh nghiệp do đó nhà đầu tư cần đánh giá kỹ các rủi ro này.

Cũng theo Bộ Tài chính, trên thị trường vẫn có trường hợp doanh nghiệp phát hành TPDN với khối lượng lớn trong khi vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ qua các năm. 

Đặc biệt đối với nhóm bất động sản, trong số hơn 100 doanh nghiệp bất động sản phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2021 có 26 doanh nghiệp ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm 2021; tại thời điểm 30/6/2021, hệ số nợ vay trên vốn chủ hữu bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết là 2,5 lần, trong khi tỉ lệ này của các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết là 8,1 lần

 

Ngày 3/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện về quản lý, thanh tra, kiểm tra phát hành TPDN. Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm… 

Bên cạnh đó, cần khẩn trương rà soát các quy định pháp luật liên quan đến thị trường TPDN và phát hành TPDN để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, giám sát thị trường TPDN, bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, an toàn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát việc phát hành TPDN để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư.

 

Xem thêm: lmth.410635a-nas-gnod-tab-nd-ueihp-iart-gnourt-iht-nert-ac-hna-gnuhn-hnad-meid/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điểm danh những "anh cả" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools