vĐồng tin tức tài chính 365

Phó Chủ tịch TPHCM đề nghị Chính phủ ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

2021-12-06 15:03

Lãnh đạo UBND TPHCM kiến nghị Chính phủ, trong thời gian tới ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chịu tổn thương bởi đại dịch. Bởi đây là những doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

Ngày 6.12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 thường niên lần thứ 3 với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và đồng chủ trì diễn đàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì
Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. Ảnh: BKTTW

Biến đau thương thành hành động

Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của TPHCM gắn với việc phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo, TPHCM sẽ tập trung các nguồn lực để phục hồi sản xuất, tăng cường đổi mới sáng tạo, với hai giai đoạn chính.

Giai đoạn 1, từ nay đến hết 2022: Giai đoạn này, TPHCM sẽ tập trung khắc phục hệ luỵ, phục hồi sản xuất kinh doanh trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19. "TPHCM sẽ biến đau thương thành hành động, gắn phát triển kinh tế với chiến lược phát triển y tế và an sinh xã hội", ông Hoan nói.

Giai đoạn 2, từ năm 2023-2025 và những năm tiếp theo: Theo ông Hoan, TPHCM sẽ tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, giải quyết các điểm nghẽn với sự phát triển nhanh và bền vững của thành phố.

Trong đó, tập trung mọi nguồn lực, phát huy các thế mạnh của thành phố, từng bước hình thành các trung tâm về kinh tế, tài chính, trung tâm dịch vụ mua sắm, giáo dục, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ chất lượng cao về y tế, logistics…

"Để thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của thành phố giai đoạn này, chúng tôi sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn như nâng cao chất lượng ngành kinh tế, chọn lọc các phân khúc, tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi các giá trị ngành và lĩnh vực, để tập trung đầu tư mọi nguồn lực gắn với phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao của TP", ông Hoan nói.

Tại diễn đàn, ông Hoan cũng kiến nghị Chính phủ, trong thời gian tới ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công cho các dự án đầu tư hạ tầng quan trọng của khu vực phía Nam - những dự án có tính chất thúc đẩy, liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế. 

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chịu tổn thương bởi đại dịch. Bởi đây là những doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

Xác định rõ triết lý phát triển, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Phát biểu khai mạc, ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã làm thay đổi sâu sắc mọi mặt về kinh tế - xã hội thế giới.

Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: BKTTW
Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: BKTTW 

Đặc biệt, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, nguy cơ làm tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 giảm từ 0,2 - 0,4 điểm %. Việt Nam cũng đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19 đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, ảnh hưởng lâu dài đến cả cung và cầu.

Dự báo dịch COVID-19 còn tiếp tục kéo dài, khó lường; nền kinh tế đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ vượt quá sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nhu cầu cấp bách, khẩn trương hiện nay là tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19.

Đồng thời tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển triển mới.

Theo ông Trần Tuấn Anh, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp Việt Nam tăng năng lực cạnh tranh toàn cầu, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam liên tục được cải thiện qua các năm, năm 2021 đứng thứ 44/126 quốc gia.

Song, quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng Công nghiệp 4.0 đang gặp phải những trở ngại lớn.

Điển hình như mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Vì lẽ đó, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nhiệm vụ và yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xác định rõ triết lý phát triển, mô hình và chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới của giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, cần nhanh chóng phục hồi kinh tế nhưng cần phát triển bền vững, gắn với phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

Xem thêm: odl.074189-ohn-av-auv-peihgn-hnaod-ort-oh-neit-uu-uhp-hnihc-ihgn-ed-mchpt-hcit-uhc-ohp/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phó Chủ tịch TPHCM đề nghị Chính phủ ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools