Nigeria hủy hơn 1 triệu liều vắc xin COVID-19 hồi tháng 11 - Ảnh: REUTERS
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi và là nơi sinh sống của hơn 200 triệu người, chưa đến 4% người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ.
Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn cung vắc xin gần đây đã nảy sinh một vấn đề mới. Nhiều quốc gia châu Phi nhận thấy rằng họ không có đủ năng lực để quản lý vắc xin chỉ còn thời hạn sử dụng ngắn. Thực tế là thời hạn sử dụng ngắn của vắc xin được tặng đã không giúp ích gì cho các quốc gia châu Phi.
Các nguồn tin am hiểu về phân phối và sử dụng vắc xin tiết lộ với Hãng tin Reuters rằng những liều vắc xin AstraZeneca sắp hết hạn và được châu Âu chuyển đến cho Nigeria thông qua chương trình tiếp cận vắc xin toàn cầu COVAX,
Các nguồn tin này cho biết một số lô vắc xin đến Nigeria khi hạn sử dụng chỉ còn từ 4 đến 6 tuần. Bất chấp những nỗ lực của cơ quan y tế, những lô vắc xin này không thể sử dụng kịp thời hạn.
Hiện nay, các cơ quan y tế vẫn đang tiến hành đếm số liều hết hạn sử dụng và con số chính thức vẫn chưa được đầy đủ, các nguồn tin cho biết thêm.
Cũng theo Reuters, Nigeria đang đau đầu với vắc xin COVID-19 chỉ còn thời hạn sử dụng ngắn.
Người phát ngôn của Cơ quan Phát triển chăm sóc sức khỏe ban đầu quốc gia - chịu trách nhiệm tiêm chủng ở Nigeria - cho biết số lượng vắc xin mà nước này đã nhận và sử dụng vẫn đang được thống kê và sẽ chia sẻ những phát hiện của mình trong những ngày tới.
WHO thừa nhận có một số liều vắc xin đã hết hạn, nhưng từ chối đưa ra con số. WHO cho biết 800.000 liều vắc xin bổ sung cho Nigeria, vốn hết hạn sử dụng vào tháng 10, đều đã được sử dụng kịp thời.
WHO cho biết trong một tuyên bố trả lời các câu hỏi của Hãng tin Reuters: "Việc phải hủy bỏ vắc xin là điều có thể xảy ra trong bất kỳ chương trình tiêm chủng nào". WHO thừa nhận vắc xin được phân phối với thời hạn sử dụng "rất ngắn" là một vấn đề.
Tỉ lệ hủy bỏ vắc xin của Nigeria dường như là một trong những khoản thất thoát lớn nhất trong thời gian ngắn. Thậm chí số lượng vắc xin bị hủy bỏ ở Nigeria còn vượt xa tổng số vắc xin mà một số quốc gia khác trong khu vực châu Phi đã nhận được.
Tình trạng thiếu nhân viên, thiết bị và kinh phí đã cản trở châu Phi triển khai tiêm ngừa nhanh cho người dân. Hệ thống y tế thiếu thốn đến cả cây tăm bông. Điện cung cấp cho tủ lạnh chứa vắc xin cần được duy trì liên tục cũng là vấn đề.
TTO - Ngày 3-12, người phát ngôn Christian Lindmeier của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 nên chuẩn bị cho 'khả năng' phải điều chỉnh sản phẩm của họ vì biến thể Omicron.
Xem thêm: mth.46282019080211202-nagn-auq-gnud-nah-iv-ohc-coud-nix-cav-ueil-ueirt-1-yuh-airegin/nv.ertiout