"Đây là nhà máy duy nhất tại Việt Nam được phép chiếu xạ các loại trái cây tươi như: thanh long, nhãn, vú sữa, xoài… trước khi xuất khẩu sang Mỹ. Chiếu xạ là công đoạn bắt buộc trong chuỗi xuất khẩu trái cây tươi sang Mỹ nên DN không thể nào xoay trở được khi trái cây đã mua của nông dân, nhận đơn hàng của khách nước ngoài. Tôi đã nhiều lần kiến nghị nhà nước kêu gọi đầu tư thêm nhà máy chiếu xạ đủ chuẩn xuất khẩu sang Mỹ để phá thế độc quyền, phòng hờ rủi ro" - ông Nguyên bày tỏ.
Do sự cố tại nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn, một DN xuất khẩu trái cây tươi đã phải "xả hàng" 400 thùng vú sữa (1,6 tấn) tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường nội địa với giá chỉ 25.000 đồng/kg, trong khi mua tại vườn đã 40.000 đồng/kg. May mắn là DN này có hệ thống phân phối nội địa nên đã bán lẻ được toàn bộ lô hàng trong thời gian ngắn để giảm thiểu thiệt hại.
Mỹ là thị trường lớn thứ 2 của ngành rau quả Việt Nam (chỉ sau Trung Quốc) với giá trị 184 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2021. Trong đó, các loại trái cây tươi xuất khẩu phải qua chiếu xạ đóng góp giá trị quan trọng, còn lại là các mặt hàng đông lạnh, chế biến nên sự cố này ảnh hưởng không nhỏ, nhất là vào thời điểm cuối năm, đơn hàng tăng cao.
Tuy nhiên, thế độc quyền chiếu xạ trái cây khó phá trong thời gian ngắn khi hiếm có DN tham gia. Trao đổi với phóng viên, ông Vương Đình Khoát - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Chiếu xạ Toàn Phát - cho hay DN đã được phía Mỹ cấp phép chiếu xạ trái cây tươi. "Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, sản lượng xuất khẩu trái cây tươi sang Mỹ không cao như dự kiến nên DN chưa tham gia vì không bảo đảm chi phí vận hành. Dự kiến tháng 9-2022, DN sẽ bắt đầu kinh doanh mảng chiếu xạ trái cây tươi xuất sang Mỹ, còn hiện tại hoạt động chính là chiếu xạ các loại thực phẩm chế biến" - ông Khoát nói.
Xem thêm: mth.2284900280211202-uh-ax-ueihc-yam-iv-naod-naig-ym-gnas-taux-yac-iart/et-hnik/nv.moc.dln