vĐồng tin tức tài chính 365

Cuộc đời kỳ lạ ở 'đảo người cá'

2021-12-09 11:10
Cuộc đời kỳ lạ ở đảo người cá - Ảnh 1.

Cuộc sống vui vẻ của "ông Tây" Hải Mỹ trên đảo Hòn Rỏi

Một ngày đẹp trời, thợ lặn tên Minh ở Hòn Rỏi (hòn đảo phía nam Phú Quốc, Kiên Giang) sau một chuyến biển đã "tha" về… anh chàng da trắng như Tây.

Hai lần lãnh sự Mỹ gửi thư hẹn tôi phỏng vấn. Tôi cầm thư, bắt tàu bè, xe cộ lên tới TP.HCM thì đã trễ hẹn. Vì tôi ở đảo xa xôi, thư từ tới đâu dễ.

Hải Mỹ

Người không tên họ

Hòn Rỏi trước giờ nổi tiếng trên khắp vùng biển Tây Nam như là "lãnh địa" của cánh lặn biển. Dân đảo chẳng lạ gì chuyện vài hôm lại có người quảy gói và mang theo một mớ hoàn cảnh tìm tới đây tá túc. Riết rồi chuyện ai đến ai đi, dân đảo chẳng buồn quan tâm.

Nhưng với sự xuất hiện của anh chàng da trắng kỳ lạ này khiến dân đảo phải chú ý. Anh gọi ông Tư Ky, một người cố cựu trên đảo, làm "ba nuôi". Anh nói sõi tiếng Việt bằng giọng bản xứ. Ngày ngày anh đi khắp đảo lượm hột đào (điều) về bán. Dĩ nhiên, sự có mặt của "người nước ngoài" khiến công an cũng để mắt.

Khi được mời đến làm việc, anh chàng thú thật không biết chữ. Hỏi quê quán: không biết. Hỏi cha mẹ: không biết. Hỏi tên: không có. "Thiệt tình, điều các anh hỏi cũng là điều tôi rất muốn biết" - anh chàng da trắng bối rối trả lời.

Có lần, từ lời kể của một "ba nuôi" gốc Long Xuyên, Hải Mỹ đã tìm đến một ngôi chùa ở Sa Đéc (Đồng Tháp) với mong muốn còn ai đó ở đây biết lai lịch của mình. Gặp lại anh, vị sư cô còn nhớ đứa nhỏ da trắng được sư trụ trì nhận về nuôi ngày nào. Tuy nhiên, tất cả những gì bà biết được từ lời kể của vị sư trước lúc qua đời là đứa bé được đưa về chùa nuôi trong một lần sư đi hành đạo ở Tây Nguyên. "Người ta kể ngoài tôi ra còn có anh em song sinh của tôi. Chúng tôi khi lọt lòng đã bị vứt trong sọt rác. Tôi bị kiến cắn sưng phù cả người, nhưng vẫn sống sót. Còn người anh em song sinh với tôi thì không qua khỏi" - Hai Mỹ thuật lại lời kể.

Bao lần có ba nuôi, mẹ nuôi rồi lại thôi

Nhà sư đã mang đứa trẻ tội nghiệp về chùa chữa trị, chăm sóc. Cho đến một ngày, sư phải nhờ người cháu họ ở Mỹ Tho (Tiền Giang) nuôi giúp. Ông sợ già yếu, có mệnh hệ nào thì không ai lo cho đứa bé.

Thế nhưng không lâu sau, người chồng chết trận. Người vợ mang đứa bé ra bến xe tìm người cho. Thấy đứa bé da trắng dễ thương, một chủ xe đò tên Sol ở Thốt Nốt nhận về. Được ít lâu, ông Sol bị bắt ngồi tù vì lái xe gây tai nạn chết người. Vợ ông Sol lại nhờ một người bạn ở Long Xuyên nuôi đứa bé. Thường nhiều gia đình nhận con nuôi sẽ giấu nguồn gốc, để đứa bé lớn lên tin người nuôi nấng là đấng sinh thành. Nhưng trường hợp này lại khác, có giấu thế nào thì ngoại hình "da trắng mũi lõ" cũng chẳng giống chút nào người được gọi là ba mẹ .

Hải Mỹ kể ba mẹ nuôi ở Long Xuyên làm ăn với cơ sở nước mắm ở đảo Hòn Sơn (Kiên Giang). Có lần, ba nuôi kêu anh đi theo ông Bảy Trọng, một người buôn nước mắm, mà theo anh là để "cấn nợ tiền mua nước mắm". Có đứa con nuôi khác người, ông Bảy Trọng không buôn nước mắm nữa mà khẩn đất hoang ở mặt Bấc (Bắc) đảo để trồng rẫy. Đến khi "thằng Mỹ" được 14 tuổi, ông Bảy Trọng lại đem gởi cho gia đình ông Ba Cua, nhà ở mặt Nồm (Nam) đảo. Còn mình, ông bỏ lên núi để tu hành.

Hai năm sau, ông Ba Cua lại tiếp bước ông Bảy Trọng vào hang đá tu hành. Trước lúc đi tu, ông mang "thằng Mỹ" gởi nhà ông Tư Hổ ở An Biên (Kiên Giang) và dặn dò: "Tao đi tu, ăn uống kham khổ, mày theo không được. Thôi thì mày ở với chú Tư để lo mần ăn, lập nghiệp sau này".

"Thằng Mỹ" rất chăm chỉ, lại sức khỏe tốt, nên gia đình ông Tư Hổ rất mến. Nhưng ở được gần một năm thì ba nuôi này dính tù tội. Ở trong tù, ông viết thư nói người nhà nên gởi đứa con da trắng cho một người nuôi trâu ở Cà Mau để người ta cho ăn cơm.

Cuộc đời kỳ lạ ở đảo người cá - Ảnh 3.

Hải Mỹ hay đi dọn rác trôi nổi tấp vào đảo - Ảnh: T.TRÌNH

Ở hòn đảo ai cũng như ruột thịt

Ở Cà Mau qua một mùa len trâu, "thằng Mỹ" lại ra lại đảo Hòn Sơn - nơi anh có những tình cảm chan hòa, bao dung của dân đảo. "Trở lại đảo, nhiều gia đình kêu tôi vào ở. Hết nhà ông Ba Thám, nhà Ba Hòa, Hai Lan, Tư Chiêu, nhà ai tôi cũng vào ở được và được coi như người nhà". Sức vóc to lớn, lại chăm chỉ, tánh tình thiệt thà, nên chủ ghe biển nào cũng muốn nhận anh làm việc. Nhờ vậy mà Hai Mỹ đã đi khắp vùng biển, đảo Tây Nam.

Năm 18 tuổi, Hải Mỹ gặp và kết nghĩa đệ huynh với một thợ lặn tên Minh, nhà ở Hòn Rỏi. Minh nói người anh em da trắng về gặp ba của anh là ông Tư Ky, để gọi một tiếng ba nuôi và nhận sự chở che của ông. Hai Mỹ cảm động gật đầu ngay.

Làm việc với chính quyền địa phương, khi nghe Hải Mỹ kể chuyện đời lưu lạc, các cán bộ cũng xúc động, làm cho anh giấy khai sinh và hỏi anh muốn lấy họ tên gì. Nhớ một hồi, Hải Mỹ gãi đầu bảo trên đảo Hòn Sơn có một người tốt bụng, từng cưu mang anh, tên là Phạm Bá Đức. Thôi thì đặt theo họ ông ấy, tên là Phạm Bá Phước.

Lần đầu tiên anh có tên, vậy mà dân đảo Hòn Rỏi lại không ai biết đến tên đó. Vì gặp anh trên biển, người ta cứ gọi anh là Hải và anh "giông giống Mỹ" nên gọi luôn là Hải Mỹ.

Sống trên đảo toàn thợ lặn, Hải Mỹ cũng đi lặn tìm sản vật đáy biển. Hằng ngày, anh ngậm ống hơi chui xuống đáy sâu tìm ngọc trai, sò điệp… Trên "đảo người cá" Hòn Rỏi, thỉnh thoảng lại có thợ lặn bị nạn. Cũng không biết từ lúc nào, trên đảo hễ có thợ lặn bị nạn hay nhà ai gặp ốm đau, tang sự thì Hải Mỹ đều bỏ hết việc làm để lo lắng như chuyện của mình. Cứ vậy mà ở trên đảo, gia đình nào cũng coi anh như người nhà.

Cuộc sống không vợ con, nên làm được bao nhiêu tiền là anh lại chia làm 3 phần. Một phần để cho nhu cầu tối giản của bản thân, một phần giúp những gia đình khó khăn, phần còn lại làm lộ phí tìm kiếm cha mẹ ruột. Niềm khát khao cứ lớn lên từng ngày. "Tôi chỉ cần biết ba má tôi là ai, ở đâu, còn sống hay đã chết" - anh nghẹn ngào.

Không biết chữ, anh nhờ người viết thư gửi các cơ quan tỉnh Kiên Giang, gửi Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM… để kể về hoàn cảnh và trình bày nguyện vọng nhờ giúp tìm cha mẹ ruột của mình. Những lần đi nuôi bệnh ở TP.HCM, anh lại tranh thủ tìm đến Tổng lãnh sự Mỹ để nhờ tìm người thân.

Giúp những cảnh đời gặp ốm đau, hoạn nạn, Hải Mỹ không ngờ một hôm chính anh lại là người được giúp. Mấy tháng trước, một thợ lặn đã kịp thời phát hiện anh bị tai biến. Đó là di chứng của những tháng ngày ngậm ống hơi lặn xuống đáy sâu. Cả đảo hùn tiền lo thuốc thang cho anh. Vậy mà khi vừa ngớt bệnh, anh lại tìm đến ba nuôi cũ ở Long Xuyên và thuyết phục ông nói thiệt về nguồn gốc của mình. Nhưng người này không thể nói rõ. Về lại đảo ít lâu, một lần nữa anh lại được dân đảo phát hiện bị đột quỵ, khi một người đi biển mang cá đến cho anh nấu cơm. Thêm một lần dân đảo lại chăm sóc anh như người thân trong nhà...

Hôm tôi ra đảo, gặp Hải Mỹ trong căn chòi nhỏ mà anh được một người tốt bụng trên đảo cho mượn đất, anh tình thiệt: "Hai lần thập tử nhất sinh, tôi mới biết ở đâu mình thuộc về". Rằng anh đã ngoài 50 tuổi, rằng nếu có gặp cha mẹ, đi sang nước khác sinh sống thì sao? Một chữ bẻ đôi anh không có thì làm sao sống được.

Chi bằng anh sẽ sống ở đây trong phần đời còn lại, nơi đầy ắp ân tình.

4 anh em lưu lạc trên đất Bắc4 anh em lưu lạc trên đất Bắc

TT - Giờ thì chúng tôi đang ngồi với bà Nguyễn Thị Quyên trong căn nhà nhỏ ở xóm Roọc, xã Vĩnh Kim (Vĩnh Linh), câu chuyện về những đứa cháu lưu lạc của bà trong chiến dịch K.8 và hành trình tìm về được quê hương, cội nguồn thân thích đã góp nên truyền kỳ về chia ly và hội ngộ ở vùng đất bên bờ Bến Hải này!

Xem thêm: mth.19705529090211202-ac-iougn-oad-o-al-yk-iod-couc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cuộc đời kỳ lạ ở 'đảo người cá'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools