vĐồng tin tức tài chính 365

Có khả thi khi đồng loạt địa phương xin làm điện gió?

2021-12-10 11:30

Sau khi Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các địa phương yêu cầu báo cáo tổng hợp các đề xuất bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt để Bộ Công Thương tổng hợp, đến thời điểm này đã có 55 địa phương gửi đề xuất tới Bộ Công Thương, trong đó, hàng hoạt địa phương xin làm các dự án điện gió.

Hàng loạt địa phương xin làm điện gió

Chẳng hạn như UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản hỏa tốc đề xuất bổ sung nguồn và lưới điện, trong đó có cả dự án điện khí, điện mặt trời lẫn điện gió. Cụ thể, tỉnh đề xuất 4 dự án điện khí LNG với tổng công suất 10.700 MW, 24 dự án điện gió với tổng công suất hơn 12.000 MW, trong đó có 6 dự án điện gió ngoài khơi.

Ở khu vực duyên hải miền Trung như Bình Thuận, Ninh Thuận đều đề xuất bổ sung hàng chục nghìn MW điện gió ngoài khơi. Theo đó, Ninh Thuận đề nghị đưa vào quy hoạch khoảng 42.595 MW, trong đó điện gió ngoài khơi 21.000 MW.

Hàng loạt địa phương xin làm dự án điện gió. Ảnh: GWEC
Hàng loạt địa phương xin làm dự án điện gió. Ảnh: GWEC 

Một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum cũng đề xuất tiếp tục bổ sung các dự án điện mặt trời, điện gió. Tới nay, Đắk Lắk đã đề xuất đưa vào quy hoạch điện 8 với số lượng 30 dự án điện mặt trời công suất khoảng 12.000 MW và 60 dự án điện gió với quy mô công suất hơn 11.000 MW.

Các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, cũng đề xuất bổ sung hàng loạt dự án. Trong đó Quảng Ninh muốn đưa vào quy hoạch khoảng 5.000 MW điện gió với 3.000 MW điện gió ngoài khơi. Thái Bình đề xuất bổ sung 8.700 MW điện gió từ đề xuất của các doanh nghiệp.

Cân đối nguồn thế nào?

Nói về tiềm năng phát triển điện gió ở Việt Nam, trao đổi với Lao Động, ông Mark Hutchinson - Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á, Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) cho biết, đẩy mạnh phát triển năng lượng gió là giải pháp then chốt giúp Việt Nam triển khai các cam kết về chống biến đổi khí hậu cũng như xây dựng Quy hoạch Điện VIII phù hợp với xu thế của tương lai.

"Chúng tôi ủng hộ việc đưa ra mục tiêu công suất 17GW cho điện gió trên bờ vào năm 2030. Mục tiêu công suất cho điện gió ngoài khơi vào năm 2030 trong Quy hoạch Điện VIII vẫn đang được xem xét, nhưng chúng tôi tin rằng 10GW là hoàn toàn khả thi" - ông Mark Hutchinson nói.

Theo vị này, điện gió là nguồn năng lượng sạch, đáng tin cậy, có tính đoán định cao, và có khả năng bổ trợ và củng cố cho hệ thống năng lượng Việt Nam.

"Trong bối cảnh điện than có nhiều khả năng sẽ bị cắt giảm đáng kể trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII mới, điện gió là nguồn điện lý tưởng bổ sung cho lượng công suất còn thiếu. 

"Điện gió ngoài khơi sử dụng nguồn tài nguyên gió bản địa và vô tận. Do đó, việc triển khai nguồn năng lượng này sẽ bảo vệ ngành năng lượng của Việt Nam khỏi các rủi ro của thị trường nhiên liệu thế giới nhiều biến động" - ông Mark cho hay.

Còn TS Hoàng Xuân Lương - đại diện Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) - cho rằng, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, có thể nói là duy nhất để chuyển dịch với nguồn tài chính quốc tế đang chuyển dịch mạnh mẽ sang năng lượng sạch. Cam kết net zero của Thủ tướng tại COP26 đã tạo được uy tín quốc tế và tạo đà để Việt Nam thu hút được hỗ trợ quốc tế này.

Một ví dụ tham khảo là Nam Phi, một quốc gia với 85% nguồn điện dựa vào than, đã chuẩn bị một kế hoạch và thành công trong huy động được 8,5 tỉ USD từ các quốc gia phát triển để đẩy nhanh chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch, trong đó có điện gió.

"Nhìn lại Việt Nam, chúng ta có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo phong phú, với tổng công suất 377 GW gió, 434 GW mặt trời. Chính vì vậy, cần tham khảo bài học từ Nam Phi để đi tắt đón đầu", ông Lương nói,

Nhưng ông lưu ý các nhà hoạch định chính sách cần phải đánh giá lại toàn bộ các nguồn cung trước mắt và lâu dài, xác định cơ cấu nguồn hợp lý, sử dụng chính sách giá mua điện để kích thích hoặc hạn chế đầu tư loại nguồn điện. 

Trong văn bản thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII, đối với các dự án điện than, Phó thủ tướng yêu cầu rà soát lại quy hoạch nguồn điện này sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển nếu dự án không có các ràng buộc, có nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu cân nhắc tăng thêm quy mô điện gió ngoài khơi và nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này.

Xem thêm: odl.270389-oig-neid-mal-nix-gnouhp-aid-taol-gnod-ihk-iht-ahk-oc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có khả thi khi đồng loạt địa phương xin làm điện gió?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools