Luật sư tư vấn
Theo khoản 1 điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Theo khoản 5 điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, khi người dân gửi tiết kiệm, ngân hàng có trách nhiệm mua bảo hiểm tiền gửi cho số tiền người dân gửi tiết kiệm.
Nếu ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người dân hoặc phá sản thì công ty bảo hiểm phải hoàn trả tiền cho người dân theo mức sau đây:
- Trước ngày 12/12/2021, theo điều 3 Quyết định 21/2017/QĐ-TTg thì số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một ngân hàng tối đa là 75 triệu đồng.
- Từ ngày 12/12/2021 trở đi, theo điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg thì số tiền tối đa công ty bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.
Đồng thời, theo điều 4 của Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 trước ngày 12/12/2021 thì hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định 21/2017/QĐ-TTg.
Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM
Xem thêm: lmth.0811044-21-21-ut-oan-eht-gnat-es-meik-teit-iug-iougn-ohc-meih-oab-cum/ten.sserpxenv