Giáo viên Trường THCS Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM tập huấn cho học sinh lớp 9 cách xử lý và tình huống trong lớp có F0 và cách phòng chống dịch - Ảnh: NHƯ HÙNG
Theo Bộ Y tế, từ 16h ngày 9-12 đến 16h ngày 10-12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.839 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 14.819 ca ghi nhận trong nước (giảm 481 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.843 ca trong cộng đồng).
TP.HCM giảm 227 ca, Bến Tre tăng 195
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.226), Sóc Trăng (894), Tây Ninh (893), Cà Mau (822), Đồng Tháp (744), Bến Tre (712), Cần Thơ (675), Hà Nội (637), Khánh Hòa (587), Bình Phước (579), Bạc Liêu (570), Vĩnh Long (556), Đồng Nai (434), Bình Dương (381), Bà Rịa - Vũng Tàu (381), Tiền Giang (376), An Giang (355), Trà Vinh (352);
Hậu Giang (335), Kiên Giang (328), Bình Định (232), Bình Thuận (219), Đà Nẵng (198), Thanh Hóa (192), Lâm Đồng (186), Thừa Thiên Huế (182), Hải Phòng (180), Bắc Ninh (146), Hưng Yên (144), Nghệ An (124), Quảng Nam (122), Hải Dương (101), Hà Giang (94), Ninh Thuận (88), Phú Yên (74), Gia Lai (67);
Quảng Bình (57), Lạng Sơn (55), Long An (55), Đắk Nông (54), Thái Nguyên (52), Vĩnh Phúc (48), Hòa Bình (48), Quảng Ngãi (44), Nam Định (34), Thái Bình (31), Quảng Trị (29), Quảng Ninh (28), Lào Cai (22), Phú Thọ (15), Yên Bái (14), Hà Tĩnh (12), Bắc Giang (11), Sơn La (8 ), Điện Biên (6), Tuyên Quang (6), Hà Nam (4).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-227), Bà Rịa - Vũng Tàu (-195), Tiền Giang (-192).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (+195), Bạc Liêu (+143), Hải Phòng (+122).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.487 ca/ngày.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.382.272 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.019 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay) ghi nhận 1.376.930 ca trong nước, trong đó có 1.049.524 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (484.602), Bình Dương (286.459), Đồng Nai (91.490), Long An (39.094), Tây Ninh (36.873).
Số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 153%, số ca nặng, nguy kịch tăng 16,2% sau 1 tháng
Về điều trị, trong ngày 10-12, có thêm 1.362 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số ca được điều trị khỏi cả nước lên 1.052.341 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.681 ca.
Ngoài ra từ 17h30 ngày 9-12 đến 17h30 ngày 10-12, cả nước ghi nhận 216 ca tử vong. Trong đó tại TP.HCM 71 ca, gồm 10 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (2), Tây Ninh (2), Tiền Giang (2), An Giang (1), Bến Tre (1), Gia Lai (1), Vĩnh Long (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (33), Bình Dương (15), Tây Ninh (14), Tiền Giang (12), Bạc Liêu (11), Cần Thơ (11), Đồng Tháp (8), Bình Thuận (7), Vĩnh Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (7), Long An (5), Trà Vinh (3), Cà Mau (2), Hà Nội (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 221 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.402 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo quốc gia với ban chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch diễn ra sáng 10-12, Bộ Y tế cho biết trong tuần qua, cả nước ghi nhận thêm hơn 100.000 ca mắc mới (57.538 ca cộng đồng, chiếm 57% số mắc mới).
So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng tăng 10%, số ca khỏi bệnh tăng 66,5%, số ca nặng, nguy kịch tăng 16,2%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 203%, số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 153%, số ca nặng, nguy kịch tăng 62,2%.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đến nay tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là người dân chủ quan, lơ là thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là ở những khu vực dễ lây lan, như: hàng quán, chợ dân sinh, khu chung cư...
* Bộ Y tế phân công Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản trung ương hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các cơ sở y tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
* TP.HCM khởi động chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu là nhân viên y tế, công an, quân đội, người suy giảm miễn dịch... Trong tháng 12, TP sẽ tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.
* Ngày 10-12, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty TNHH đầu tư thương mại & du lịch quốc tế Hòa Bình chào đón 500 khách du lịch MICE (hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) đến thành phố. Đây là đoàn khách đầu tiên đến Đà Nẵng sau khi thành phố từng bước kiểm soát được dịch COVID-19 và mở cửa đón khách du lịch trở lại trong trạng thái “bình thường mới”.
TTO - Chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà cần lưu ý gì? Những thuốc nào dùng cho F0 điều trị tại nhà? Vì sao đã tiêm đủ mũi vắc xin nhưng số bệnh nhân chuyển nặng vẫn cao... Các bác sĩ tư vấn chi tiết trên tuoitre.vn.