Nhà đầu tư đứng ngồi không yên
Anh Phạm Dương, một nhà đầu tư (NĐT) bất động sản (BĐS) tại TP.HCM cho biết, tính thanh khoản của nhiều sản phẩm nhà đất hiện nay rất kém. Anh Dương chia sẻ: Hồi đầu năm nay tôi mua 2 căn hộ chung cư tại quận Tân Phú. Thông thường, sau vài đợt thanh toán, chúng tôi sẽ tìm kiếm khách hàng để chuyển nhượng hưởng chênh lệch. Tuy nhiên, với 2 căn hộ này thì thực sự đáng ngại, ôm hàng đã 5-6 tháng mà đến nay vẫn chưa thể bán được".
Cùng chung bài toán thanh khoản nhà đất, chị Minh là một NĐT nhỏ cũng cho biết: "Mình và một người bạn cùng góp vốn mua lô đất hơn 600m2 ở Xuân Lộc (Đồng Nai) hồi cuối năm ngoái. Đất 2 mặt tiền, diện tích lớn nên mình quyết định tách thành 6 lô để sang tay. Thế nhưng vì vị trí xa trung tâm, ít người quan tâm nên dù đất đẹp giá tốt vẫn chưa chốt giao dịch được lô nào".
Đây không chỉ là câu chuyện của riêng anh Dương hay chị Minh mà là tình hình chung của nhiều NĐT ngắn hạn đang ‘lướt sóng’ BĐS hiện nay. Chưa thể chuyển nhượng được BĐS trong khi áp lực tài chính đè nặng, nhiều NĐT rơi vào cảnh đứng ngồi không yên. Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 kéo dài, khách hàng cũng hình thành tâm lý dè dặt, tính thanh khoản kém nên thị trường thứ cấp tại các dự án cũng giảm theo.
Giải pháp cho nhà đầu tư
Theo nhận định từ giới chuyên gia, từ nay đến hết quý I/2022, dự đoán thị trường BĐS sẽ không có nhiều thay đổi lớn. Do đó, các NĐT khi thực hiện các giao dịch lướt sóng, "đẩy" giá BĐS trong thời gian tới cần cân nhắc và lựa chọn những dự án ở vị trí sầm uất, mật độ dân cư đông đúc để giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
Trong giai đoạn hiện nay cơ hội đầu tư ngắn hạn không khả thi do tính thanh khoản giảm, dòng tiền trên thị trường đang lưu thông chậm và giảm mạnh. Nếu NĐT muốn "lướt sóng", cần lựa chọn sản phẩm nơi có hạ tầng phát triển mạnh. Đồng thời, theo dõi các thông tin quy hoạch, mở đường hay dự án trọng điểm… để giảm thiểu rủi ro đầu tư.
Dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng thị trường BĐS hiện nay vẫn còn cơ hội cho các NĐT. Tuy nhiên, cần tránh đầu tư vào các loại hình sản phẩm giá rẻ quá xa trung tâm hoặc sản phẩm giá quá cao, không phù hợp với nhu cầu của nhiều người.
BĐS Phú Mỹ hưởng lợi trước làn sóng dịch chuyển công nghiệp
Các chuyên gia cũng cho rằng, BĐS nói chung luôn tồn tại 2 dạng nhu cầu chính là mua ở thực và mua đầu tư. Khi thị trường có chiều hướng đi xuống, nhu cầu đầu tư có thể biến mất. Lúc này, nếu BĐS của bạn không quá xa trung tâm thì vẫn có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giao dịch thành công và thoát khỏi thị trường.
Do đó, NĐT cần lưu ý chỉ nên chọn sản phẩm BĐS đầu tư trong bán kính từ 3-10 km khu vực trung tâm. Ngoài ra, để tránh bị mất tiền hoặc là đọng vốn, NĐT cũng cần cân nhắc khi rót vốn vào BĐS giá trị cao kén khách hàng.
Ngoài ra, lựa chọn khu vực đầu tư cũng là một trong những điều quan trọng mà NĐT cần chú ý trong thời điểm này. Thay vì lựa chọn những dự án quá xa khu dân cư, hoặc thưa dân thanh khoản kém, thị trường BĐS Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) hiện đang là điểm đến được nhiều NĐT nhắm đến.
So sánh các khu vực giáp ranh TP.HCM, có thể thấy Bà Rịa - Vũng Tàu có ưu thế hơn hẳn về hạ tầng giao thông, khả năng kết nối vùng và du lịch - dịch vụ. Đặc biệt, Phú Mỹ hiện đang sở hữu hàng loạt hạ tầng hiện đại, đồng bộ như: Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành, cảng nước sâu Cái Mép...
Bên cạnh đó, giá BĐS tại Bà Rịa - Vũng Tàu so với mặt bằng chung vẫn còn khá mềm so với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Trong khi tỷ lệ hấp thụ thị trường khá cao, số lượng giao dịch sôi động.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, với những lợi thế hạ tầng giao thông và liên kết vùng, BĐS Phú Mỹ hiện đang ở thời kì đầu của sự tăng trưởng với dư địa phát triển mạnh mẽ, tính thanh khoản cao. Trong khi đó, khu vực trung tâm Phú Mỹ hiện đang sở hữu nhiều quỹ đất đẹp với quy hoạch đồng bộ đến năm 2025. Vì vậy, đây chính là những cơ hội ‘vàng’ cho các NĐT ‘đón sóng’ đầu tư trong thời gian tới.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.42033220111211202-uad-uad-nas-gnod-tab-ut-uad-ahn-neihk-naohk-hnaht-tsiwt-uc/nv.zibefac