vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Nguyễn Đức Chung nộp 10 tỉ: Nộp tiền khắc phục được lượng hình ra sao?

2021-12-12 15:04

Việc gia đình ông Nguyễn Đức Chung nộp 10 tỉ đồng khắc phục trong vụ án mua chế phẩm Redoxy, theo luật sư là cơ sở để xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Như Lao Động đưa tin, ngày hôm qua (11.12), tại phiên xử vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong vụ án sai phạm mua chế phẩm Redoxy 3C, do gia đình tự nguyện khắc phục hậu quả (nộp 10 tỉ đồng), ông Nguyễn Đức Chung - cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã được Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị lại mức án từ 10-12 năm xuống 8-10 năm tù.

Gia đình ông Nguyễn Đức Chung nộp 10 tỉ đồng nhằm bảo lãnh cho trường hợp nếu ông bị toà tuyên bồi thường thiệt hại. Hiện cơ quan pháp luật đã kê biên 1 nhà đất và 2 căn hộ chung cư của bị cáo Nguyễn Đức Chung để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Theo Thạc sĩ - Luật sư Nguyễn Minh Long (Giám đốc Công ty Luật Dragon, Đoàn Luật sư Hà Nội), việc thay đổi đề nghị mức án trên của Viện Kiểm sát là hoàn toàn đúng luật.

Từ vụ án của ông Nguyễn Đức Chung, luật sư Long đã nêu lên quan điểm về việc kê biên, bảo lãnh tài sản kê biên cũng như việc khắc phục hậu quả trong các vụ án chức vụ, tham nhũng xét xử vừa qua liên quan đến ông Đinh La Thăng, Phan Văn Anh Vũ...

Việc kê biên nhà đất đối với các vụ án tham nhũng được thực hiện như thế nào?

Về căn cứ áp dụng, chỉ áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với bị can, bị cáo phạm tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền hoặc Bộ Luật hình sự quy định có thể bị tịch thu tài sản như một số tội trong nhóm tội phạm về ma túy, nhóm tội phạm về chức vụ…. hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại trong các vụ án có bị hại là người bị thiệt hại về tài sản; tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, có nguyên đơn dân sự.

Về thủ tục tiến hành kê biên, theo quy định tại điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc tiến hành kê biên tài sản phải được thực hiện đúng quy định tại điều luật nhằm bảo đảm kê biên chính xác, đúng đối tượng, đúng phạm vi xác định trong quyết định kê biên.

Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe, bao gồm: bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;

Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên; người chứng kiến, những người này phải cùng ký tên vào biên bản.

Họ cũng có quyền có ý kiến, có quyền khiếu nại và được thể hiện ngay trong biên bản kê biên có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.

Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị kê biên sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc bảo lãnh tài sản kê biên theo quy trình như thế nào?

Biện pháp kê biên tài sản nhằm ngăn chặn sự tẩu tán tài sản của người phạm tội đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm hiệu quả cho nên việc áp dụng cần nhanh chóng và kịp thời. 

Khoản 2 điều 130 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

“2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết”.

Việc bảo lãnh tài sản kê biên có thể do bị can, bị cáo hoặc thân nhân nộp tại cơ quan thi hành án. Trường hợp số tiền bảo lãnh bằng hoặc lớn hơn số tiền mà bị can, bị cáo  tương đương với mức có thể bị phạt tiền, bồi thường thiệt hại hoặc tịch thu thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét hủy bỏ bỏ biện pháp kê biên tài sản.

Trường hợp số tiền bảo lãnh ít hơn thì có thể xem xét hủy bỏ một phần đối với một số tài sản tương ứng.

Số tiền bảo lãnh và khắc phục hậu quả trong các vụ án tham nhũng sẽ được xem xét đến lượng hình ra sao?

Việc tự nguyện nộp số tiền bảo lãnh cũng như khắc phục hậu quả trong vụ án tham nhũng có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 1 điều 51 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015: “b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”.

Ngoài ra, Điều 40 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án, nếu người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Xem thêm: odl.487389-oas-ar-hnih-gnoul-coud-cuhp-cahk-neit-pon-it-01-pon-gnuhc-cud-neyugn-gno/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Nguyễn Đức Chung nộp 10 tỉ: Nộp tiền khắc phục được lượng hình ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools