vĐồng tin tức tài chính 365

Cạnh tranh giá khốc liệt, các nhà thầu trong nước từ năm 2018-2020 chỉ đạt mức lợi nhuận rất thấp

2021-12-13 03:12

Ngành xây dựng vừa trải qua áp lực kép từ đại dịch Covid-19 cũng như sự tăng giá của VLXD. Đến nay, dù Việt Nam đã dần nới lỏng giãn cách cũng như bước vào thời kỳ bình thường mới, giá cả VLXD cũng hạ nhiệt, song theo ông Lê Viết Hải khó khăn nhất của ngành vẫn chưa qua.

Bởi, bên cạnh đại dịch cũng như VLXD tăng, ngành xây dựng còn chịu một áp lực rất lớn về tiềm năng tăng trưởng.

Đặc biệt, so với những năm trước 2015, ngành xây dựng Việt Nam tăng trưởng với một tốc độ cao hơn nhiều; từ khi có những khó khăn về pháp lý dự án, ngành đã có sự chững lại. Từ năm 2015 ghi nhận doanh nghiệp (DN) tư nhân đã phát triển rất mạnh, riêng Hoà Bình tăng trưởng bình quân 38%/năm. Và khi tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, các DN tư nhân đã làm nên một cuộc cách mạng đó là nhà thầu Việt Nam đã thay thế nhà thầu ngoại tại các dự án có quy mô lớn, yêu cầu tính mỹ thuật cao. Từ năm 2015 trở đi không còn thấy nhiều cần cẩu mang thương hiệu nhà thầu ngoại, và đến năm 2018 thì hoàn toàn biến mất.

Cạnh tranh giá khốc liệt, các nhà thầu trong nước từ năm 2018-2020 chỉ đạt mức lợi nhuận rất thấp

Tuy nhiên, khi các nhà thầu ngoại không còn nhiều bóng dáng trên các đô thị Việt Nam, thì cũng là lúc ngành xây dựng khủng hoảng. Bởi vì, chúng ta không có dư địa để công ty xây dựng tư nhân tăng trưởng mạnh hơn nữa, mà chỉ tăng trưởng ở mức độ bình thường theo sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS). Và thị trường này thì mỗi năm giỏi lắm là 15%, vì sức mua cũng có giới hạn.

Chưa kể, trước khi tất cả các công ty sẵn sàng để bước vào giai đoạn tăng trưởng với tốc độ cao cũng như huy động mọi nguồn lực để duy trì được đà tăng trưởng đó, thì họ phải tìm cho được việc đã, phải kiếm cho ra công trình. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt về giá giữa các công ty xây dựng.

Kết quả, các nhà thầu trong nước từ năm 2018-2020 chỉ đạt được mức lợi nhuận rất thấp. Và sang 2020-2021 thì gặp phải đại dịch. Nhưng, quan trọng nhất vẫn là quy mô thị trường của các DN xây dựng tư nhân hiện nay là đang giảm dần, dù sắp tới có tăng thì vẫn rất hạn chế.

 Cạnh tranh giá khốc liệt, các nhà thầu trong nước từ năm 2018-2020 chỉ đạt mức lợi nhuận rất thấp  - Ảnh 1.
 Cạnh tranh giá khốc liệt, các nhà thầu trong nước từ năm 2018-2020 chỉ đạt mức lợi nhuận rất thấp  - Ảnh 2.

Mặt khác, ngành có liên quan mật thiết với xây dựng là BĐS, sau khi có chủ trương của Chính phủ mà trước tiên là quy hoạch lại các khu đất có thể xây dựng được NOXH, nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp… sẽ tác động lên thị trường BĐS ở các phân khúc này. Tuy nhiên, có làm nhanh đến mấy thì chúng ta cũng sẽ mất một vài năm, chứ không phải có ngay kết quả, ông Hải nói.

Nhìn chung, đồng ý là thị trường bất động sản nói chung cũng như ngành xây dựng nói riêng có khởi sắc hơn. Song có thể nói hầu hết các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng, nhu cầu phát triển đã được được rất cao trước đây.

"Giống như một chiếc xe đang chạy rất nhanh trên xa lộ đi vào đường hẻm, không còn giữ được tốc độ cao nữa. Muốn khôi phục được trọn vẹn năng lực của các công ty xây dựng tư nhân thì cần phải mở một thị trường mới", người trong cuộc nhấn mạnh.

Nhà thầu Việt phát triển quá nhanh và thị trường trong nước đã trở nên vô cùng chật chội

Mặt khác, thống kê cho thấy thị trường trong nước quy mô rất nhỏ so với thị trường toàn cầu. Chúng ta làm ra mỗi năm khoảng 50-60 tỷ USD tổng sản phẩm xây dựng, trong khi thị trường toàn cầu lên đến 12.000 tỷ USD, tức gấp hơn 200 lần thị trường trong nước. Như vậy, chỉ có mở ra một thị trường mới thì công ty xây dựng Việt Nam mới có thể phát huy hết tiềm năng.

Trong nước, nhiều đơn vị gồm Hoà Bình, Coteccons, Delta, Ecoba, An Phong… đều đạt được mức tăng trưởng rất cao giai đoạn quá khứ, mỗi năm không dưới 25%, và cũng có công ty trên 30-35%. Với tốc độ đó, nếu không có thị trường nước ngoài, thì các nhà thầu tư nhân trong nước sẽ bị kìm hãm do thị trường hiện quá nhỏ mà nhu cầu phát triển thì quá lớn. Chưa kể, các nhà thầu cạnh tranh giảm giá thì không có tích luỹ. Bởi, tiềm năng quá lớn mà không tìm ra thị trường để giải phóng sức sản xuất đó thì sẽ giết chết cái năng lực này.

Và Chủ tịch Hoà Bình cũng bày tỏ bản thân nhận ra rằng năng lực của ngành xây dựng Việt Nam nếu biết cách khai thác thì có thể đưa xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

"Chúng ta nên làm nhà ở cao tầng ở nước ngoài vì khi khảo sát thị trường tôi thấy không nhiều nhà thầu nước ngoài có năng lực cao, kinh nghiệm nhiều và hiểu biết về công nghệ phong phú trong việc xây dựng dự án cao tầng", ông Hải nói.

Ngay như Philipines là đất nước không gặp khó khăn, không có cấm vận, không có chiến tranh, không có bao cấp… thế nhưng mà họ vẫn chưa áp dụng công nghệ Top-Down như nhà thầu Việt Nam. Một công trình chúng ta chỉ cần 2 năm hoàn tất thì họ mất đến 3 năm. Tốc độ xây dựng của họ chậm hơn chúng ta dù họ không có cản trở, không có khó khăn và không có những cái thời kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung cũng như ngành xây dựng nói riêng.

Đặc biệt, đây là giai đoạn rất quý giá khi mà quy mô dân số của chúng ta là xấp xỉ 100 triệu dân, thì hết 70 triệu là người đang ở độ tuổi lao động. Những nước nhược tiểu muốn bứt phá lên thì phải tranh thủ vào giai đoạn dân số vàng. Mà thời gian ấy chúng ta không còn nhiều, từ đây cho đến nay 2033, qua năm 2034 chúng ta sẽ không còn cơ cấu dân số vàng nữa.

Tri Túc

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.5440238121211202-paht-tar-nauhn-iol-cum-tad-ihc-0202-8102-man-ut-coun-gnort-uaht-ahn-cac-teil-cohk-aig-hnart-hnac/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cạnh tranh giá khốc liệt, các nhà thầu trong nước từ năm 2018-2020 chỉ đạt mức lợi nhuận rất thấp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools