vĐồng tin tức tài chính 365

Chối bỏ trách nhiệm làm cha, có phạm pháp?

2021-12-14 17:54

Tôi nên giải quyết thế nào?

Luật sư tư vấn

Việc làm người yêu mình có bầu mà không cưới, chối bỏ trách nhiệm của bạn trai bạn chỉ có thể coi là vi phạm về mặt đạo đức, còn pháp luật hiện hành không điều chỉnh, không can thiệp sâu vào chuyện tình cảm của con người. Tuy nhiên, do bạn chưa nói rõ về độ tuổi của hai người nên căn cứ quy định pháp luật, tôi cho rằng có các trường hợp sau để giải quyết:

Trường hợp 1: Thời điểm giao cấu dẫn đến kết quả có thai người nam đã đủ 18 tuổi nhưng người nữ chưa đủ 16 tuổi. Trong trường hợp này người nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, được quy định tại Điều 145 Bộ Luật hình sự 2015. Theo đó, tùy theo tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Trường hợp 2: Thời điểm giao cấu dẫn đến kết quả có bầu của người nữ, cả hai người đã đủ tuổi theo quy định của luật là đã trên 16 tuổi. Trong trường hợp này, người nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng, trong trường hợp làm người yêu có bầu mà không cưới thì người nam phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cụ thể về điều kiện và mức cấp dưỡng được quy định như sau: Việc cấp dưỡng được thực hiện trước hết do các bên thỏa thuận, nếu trong trường hơp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Dù thỏa thuận hay yêu cầu tòa án giải quyết cấp dưỡng cho con thì cũng phải căn cứ dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Xem thêm: lmth.9112044-pahp-mahp-oc-ahc-mal-meihn-hcart-ob-iohc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chối bỏ trách nhiệm làm cha, có phạm pháp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools