Anh Việt (thứ 4 từ trái qua) chạy bộ cùng nhóm bạn
Những tấm hình "vẽ bằng chân chạy" của anh Việt nhận được nhiều sự khen ngợi của cư dân mạng vì độc đáo.
Anh Nguyễn Đăng Việt (nhân viên ban Pháp chế của môt công ty tại Hà Nội) kể, trước đây, anh thường chạy giữa chừng, rồi bỏ về. Tình cờ anh thấy có người đăng tải nhật ký chạy hình chú chuột. Thu hút bởi tấm hình đó, anh thử chạy lại "xem thế nào".
Sau khi hoàn thành, nhìn thấy chú chuột trên ứng dụng chạy, anh khoái lắm. Sau đó, anh muốn có sự khác biệt và tạo sự động lực cho bản thân, nên tự tìm cách vẽ cung đường của riêng mình.
Sau gần 1 năm chạy vẽ hình, anh đã vẽ hơn 30 hình và đang lên kế hoạch để chạy thêm 30 hình vừa phác họa nữa.
Chạy để bảo vệ tê giác
"Mỗi khi xem bản đồ, thấy một cung đường nào đó, mình đều liên tưởng giống hình nào. Sau đó, mình chụp màn hình lại và vẽ nháp trên điện thoại. Khi chạy thực tế, các hình có quãng đường khoảng 10km, mình mất khoảng 1,5 tiếng là hoàn thành. Còn 21-25km, mình chạy khoảng 3 tiếng. Hình dài nhất mà mình chạy là "Phật ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề" dài hơn 42km, mình mất hơn 8 tiếng để hoàn thành", anh nói.
Anh Việt thường chạy cách nhật, không chạy hàng ngày để duy trì sức bền. Hôm chạy, anh thường dậy gần 5h sáng, khởi động rồi chạy khoảng 30-40 phút để về kịp trước khi cả nhà ngủ dậy, chuẩn bị đồ đi làm, thay quần áo, vệ sinh cho các con.
Tri ân thầy cô - những người chở đò
Theo anh, phần lớn các hình đều thuận đường chạy nên anh không gặp nhiều khó khăn. Đôi lúc, đoạn nào đó trên hình vẽ nằm trên đường cụt, hay vào các cơ quan, anh thường xử lý bằng cách ấn tạm dừng trên ứng dụng chạy bộ, chạy đến phía đường đối diện, ấn tiếp tục và tiếp tục chạy. Thi thoảng, đoạn đường đối diện quá dài (khoảng 3-4km) khi chạy hình đại bàng và rắn, anh mới bắt xe ôm để tiết kiệm sức.
Chú mèo có 3 ria mép
"Mình có 1-2 lần nhầm đường. Khi chạy hình bản đồ Việt Nam lần đầu, mình bám theo bản đồ chạy trên ứng dụng và lạc vào khu nghĩa trang ở ngõ Định Công Thượng. Mình cứ định ninh sẽ sang được ngõ tiếp theo, nhưng khi vào sâu bên trong lại có một bức tường cao nên mình phải quay lại chạy theo ngõ khác. Hình bản đồ khi đó cũng hơi rối một đoạn", anh kể.
Chạy và vẽ hình... đại bàng
Anh Việt kể, sau một năm kiên trì chạy bộ, sức khỏe của anh cải thiện hơn so với 2-3 năm trước, tấn đề huyết áp cao đã ổn định lại, người không còn thấy mệt mỏi, mỡ bụng giảm nhiều. Đam mê chạy vẽ hình giúp anh có thêm nhiều bạn mới, được khám phá các phố, ngõ ngách ở Hà Nội.
"Ai đang bị vấn đề về huyết áp mà thích chạy, lời khuyên của mình là các bạn cứ chạy nhưng làm từ từ. Nếu chưa chạy bao giờ, bạn nên đi bộ từ 5-6km/ ngày, duy trì trong khoảng 2-3 tháng để cơ thể làm quen, tập cách điều hoà nhịp thở để huyết áp ổn định. Khi bắt đầu chạy rồi thì chạy với tốc độ "dưỡng sinh" (khoảng 8:30-9:30"/1km), không nên chạy với tốc độ nhanh (dưới 6 phút/1km) vì lúc đó cơ thể sẽ bị thiếu khí, hô hấp không kịp, dễ bị choáng váng.
Bản thân mình đã mấy lần trải qua cảm giác như sắp bị ngất mấy lần do chạy thử với tốc độ dưới 5 phút/1km. Sau này, mình thường hạy với tốc độ chậm để chạy được lâu dài hơn", anh chia sẻ.
Một số bạn thích thú vì sao anh có thể biến đường chạy nhàm chán thành hình ấn tượng như thế nên liên hệ để chạy cùng. Hiện tại, nhóm bạn yêu chạy của anh đã lên tới 25 người. Ngoài ra, anh còn tạo file chạy và đăng tải lên các nhóm chạy để mọi người muốn thử có thể tự chạy lại được.
Theo anh, các bạn trẻ, người làm việc văn phòng giống anh, dù ít quan tâm đến việc tập thể dục hàng ngày cũng nên dành ít nhất từ 30-40 phút để tập thể dục, chơi môn thể thao yêu thích, đi bộ hoặc chạy bộ để cải thiện, duy trì, nâng cao sức khoẻ đẩy lùi bệnh tật.
"Mình mong mọi người chú ý đến sức khỏe của bản thân, đừng để sau này lại tiếc nuối và phải "bỏ tiền ra mua sức khỏe " mà chưa chắc đã "mua" được. Khỏe mạnh rồi, bạn có thể đi hiến máu hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng để giúp đỡ mọi người.
Hãy cùng nhau đưa Việt Nam không nằm trong danh sách các quốc gia "lười vận động". Hãy tìm động lực cho bản thân để xỏ giày và chạy. Giống như mình, mình đã tìm được động lực thông qua việc chạy vẽ hình", anh nói.
TTO - Chạy bộ và đạp xe tại nhà đã là thói quen của gia đình tôi. Đặc biệt trong đợt dịch thứ 4 bùng phát ở TP.HCM, việc tập luyện tại nhà càng trở nên quan trọng với gia đình tôi: tăng sức khỏe - lùi dịch bệnh - truyền cảm hứng thể thao với con cái.
Xem thêm: mth.86882333141211202-ob-yahc-nom-gnod-tuh-ogn-tab-yahc-nahc-gnab-ev-pat-uus-ob/nv.ertiout