vĐồng tin tức tài chính 365

Bảo vệ môi trường hiện nay chủ yếu dừng lại ở mệnh lệnh hành chính

2021-12-15 18:17

Trong khuôn khổ Tuần lễ Môi trường Việt Nam - Nhật Bản 2021, sáng 15/12, JICA Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo trực tuyến “Kinh nghiệm trong quản lý rác thải hướng đến nền kinh tế tuần hoàn”. 

Vấn đề nan giải

Phát biểu tại hội thảo, TS. Lại Văn Mạnh, Trưởng ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường nhận định xử lý chất thải ở Việt Nam là vấn đề nan giải so với yêu cầu thực tiễn. Sau nhiều nỗ lực tìm phương án phù hợp để xử lý chất thải, đến nay, chôn lấp chất thải rắn (CTR) sinh hoạt vẫn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70% so với các biện pháp khác.

Ông Mạnh cho biết, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra khá nhanh. Năm 2020 cả nước có 862 đô thị, tăng 60 đô thị so với năm 2016; tổng dân số ghi nhận vào năm 2020 là 97,58 triệu người, trong đó người dân sống ở đô thị chiếm 37%.

Cùng với đó, tỉ lệ công nghiệp tại Việt Nam cũng chiếm hơn 30% GDP cả nước với tốc độ tăng trưởng ghi nhận 8,2%/năm, với 369 khu công nghiệp, 698 cụm công nghiệp và 4575 làng nghề. Hạ tầng giao thông phát triển khá mạnh, đặc biệt là giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó là hoạt động y tế, du lịch cũng đang trên đà phát triển. Hiện tại cả nước có 13.674 cơ sở y tế với hơn 1253 bệnh viện. Tổng CTR y tế nguy hại phát sinh rơi vào khoảng 23.925 tấn/năm.

"Đi đôi với sự phát triển kinh tế xã hội chính là sự gia tăng lượng rác thải ra môi trường. Thành phần chất thải chính là các nguyên liệu hữu cơ như thực phẩm, quần áo, giấy, bìa,.. và chất thải vô cơ như nhựa, cao su, kim loại,.. Đáng chú ý, hiện nay đa phần chất thải của Việt Nam đang được xử lý bằng hình thức chôn lấp", ông Mạnh thông tin.

TS. Lại Văn Mạnh cũng chỉ ra rằng chính nhu cầu về điện và than, tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa sẽ lảm gia tăng các áp lực về ô nhiễm, suy thoái môi trường; khối lượng chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sẽ tăng mạnh vừa là áp lực nhưng cũng là cơ hội để kích hoạt các mô hình đô thị tuần hoàn, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường.

"Bài toán đặt ra cho thời gian tới là sử dụng chính sách nào và cơ chế gì để chất thải không còn là nỗi ám ảnh đối với chiếm dụng diện tích đất, gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường và bức xúc xã hội. 

Mục tiêu hướng đến cần phải đạt được là CTR trở thành nguyên liệu đầu vào cho hoạt động kinh tế. Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, cách tiếp cận hiệu quả nhất là khuyến khích sử dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thay thế cho mô hình “kinh tế tuyến tính” đối với giải quyết vấn đề chất thải", ông Mạnh nhận định.

Cần có chiến lược rõ ràng và đầu tư dài hạn

TS. Lại Văn Mạnh cho rằng, để kích hoạt các mô hình hướng đến nền kinh tế tuần hoàn ở khu vực đô thị, việc tiếp cận bắt đầu từ quản lý chất thải rắn là phù hợp và đáp ứng yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay, tuy nhiên, soi chiếu với thực tiễn cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải.

Để thực hiện định hướng đô thị tuần hoàn, thể chế bảo vệ môi trường còn những điểm chưa đáp ứng. Việc triển khai thực thi các văn bản, quy định pháp luật trong thực tế còn nhiều lỗ hổng, nhiều đơn vị, tổ chức chưa thực sự nghiêm túc và chủ động trong việc triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành.

Ông cũng chỉ ra rằng công tác bảo vệ môi trường vẫn dựa trên cơ chế mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, chưa xem trọng các biện pháp dựa vào thị trường và chưa cân nhắc việc hình thành các yếu tố thị trường để tạo ra động lực cho việc thay đổi các hành vi của cả người sản xuất và người tiêu dùng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên; tái chế, tái sử dụng chất thải.

Kinh tế vĩ mô - Bảo vệ môi trường hiện nay chủ yếu dừng lại ở mệnh lệnh hành chính

Nhật Bản là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất và sản xuất - kinh doanh vẫn lấy mục tiêu ngắn hạn về lợi nhuận mà chưa cân nhắc đến các lợi ích lâu dài, bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; chưa tạo ra được những động lực đột phá để huy động nguồn lực, đặc biệt là khu vực ngoài Nhà nước.

Bởi vậy, nhiều tổ chức, cá nhân bất chấp các quy định về bảo vệ môi trường để giảm thiểu chi phí ngắn hạn, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường gia tăng. Thị trường các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm tái chế chưa thực sự được quan tâm, hỗ trợ để vận hành đồng bộ với xu hướng của thế giới.

Ngoài ra, ông cũng đánh giá nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đối sang phát triển kinh tế tuần hoàn còn yếu. Kinh tế tuần hoàn phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ  tiên tiến. Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, để giải quyết tốt các vấn đề, từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình.

TS. Lại Văn Mạnh nói: "Muốn phát triển kinh tế tuần hoàn cần có chiến lược rõ ràng và sự đầu tư dài hạn".

Chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn, ông Satoshi Arima, Hiệp hội thiết bị gia dụng Nhật Bản, tổ chức hợp nhất liên quan đến tái chế thiết bị gia dụng cho biết, tại Nhật Bản, trong thập niên 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh đã làm cho Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn từ các vấn đề môi trường. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Tính tới hiện tại, Nhật Bản đã là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc giải quyết, kiểm soát ô nhiễm môi trường, đồng thời có nhiều công nghệ và mô hình tiên tiến để xử lý và kiểm soát chất lượng môi trường như tái chế đồ gia dụng đã qua sử dụng theo Luật Tái chế Đồ Gia dụng Nhật Bản, áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng thông thường, phát triển các nguồn năng lượng mới, tái sử dụng chất thải, giảm các bước quy trình sản xuất không cần thiết, tiêu chuẩn hóa sản xuất và thiết kế bao bì xanh,...

Quản lý rác thải gắn cách mạng công nghệ 4.0

Phát biểu tại sự kiện, ông Takashi Togi, Bộ Môi trường Nhật Bản khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường; quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối (EPR) trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực.

Kinh tế vĩ mô - Bảo vệ môi trường hiện nay chủ yếu dừng lại ở mệnh lệnh hành chính (Hình 2).

Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; kiểm soát, thu hút có chọn lọc dự án đầu tư trên cơ sở xem xét các yếu tố về quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, kỹ thuật môi trường và vị trí thực hiện dự án. Xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải.

Ông Takashi Togi cũng khuyến nghị cần thực hiện kinh tế tuần hoàn gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và Cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên.

Ngoài ra cần xây dựng Chiến lược truyền thông về kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng, cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn, tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển đưa vào tái sử dụng, tái chế được thuận lợi và dễ dàng hơn.

"Kinh tế tuần hoàn hiện nay được coi là xu hướng tất yếu, gắn liền với phát triển bền vững, có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý môi trường, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, tiền bạc và bảo vệ môi trường", ông Takashi Togi khẳng định. 

Xem thêm: lmth.440735a-hnihc-hnah-hnel-hnem-o-ial-gnud-uey-uhc-yan-neih-gnourt-iom-ev-oab/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bảo vệ môi trường hiện nay chủ yếu dừng lại ở mệnh lệnh hành chính”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools