Trước đây, khi báo Tuổi Trẻ có loạt bài "Hung thần karaoke", với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng một số địa phương đã giảm bớt vấn nạn này. Tuy nhiên, chưa được bao lâu, nhất là vào các dịp lễ, Tết, loa kẹo kéo lại tái phát.
Mới đây nhất, tại Diễn đàn Môi trường nơi tôi sống, sau khi bạn đọc LÝ KIẾN HOÀNH (quận Bình Thạnh, TP.HCM) than thở: "Với đủ kiểu âm thanh tra tấn, chắc sẽ bán nhà đi nơi khác sinh sống để giữ gìn sức khỏe cho mẹ già và tạo môi trường thuận lợi hơn cho con gái học tập", đã nhận được rất nhiều bình luận chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ.
Không thể sống chung với những âm thanh tra tấn mọi lúc, bạn đọc Võ Văn Khánh đồng tình: "Sống gần nhà những người mê hát karaoke thì chỉ có nước bán nhà đi chỗ khác thật, vì lúc nào họ cũng hát, ngày nào cũng hát, cứ rảnh là hát... chính quyền thì không thấy nhắc nhở, xử lý gì".
Nói hoài, nói mãi nhưng vấn nạn này không giảm. Các cơ quan chức năng phối hợp tìm giải pháp xử lý chứ không lẽ bó tay à?
Bạn đọc Thanh Vũ
Còn nhớ, cách nay gần nửa năm, khi báo Tuổi Trẻ có loạt bài "Hung thần karaoke", với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, một số địa phương đã bớt vấn nạn này. Tuy nhiên, chưa được bao lâu, nhất là vào các dịp lễ, Tết, loa kẹo kéo lại tái phát.
Bạn đọc tên Hoàng nhớ lại: "Báo Tuổi Trẻ đã có hẳn 1 kỳ báo rất chi tiết về vấn nạn tiếng ồn và được hẹn tháng 5-2021 sẽ có quy định cụ thể. Tuy nhiên dịch làm cho mọi người... quên hết!".
Bạn đọc Phương phản ánh: "Gần tới lễ, Tết người ta lại ăn nhậu, hát hò nhiều hơn, bất kể giờ giấc. Trẻ con la hét, rao hàng rong phải thật to... đinh tai nhức óc!".
Cùng chung nỗi niềm bị tiếng ồn và đặc biệt là "hung thần karaoke" hành hạ, bạn đọc Nguyễn Long bổ sung: "Nhiều lần phản ảnh nhưng đâu vẫn vô đó. TP.HCM cần ra quy định: không cho hướng mặt loa ra đường hoặc cấm không cho mở loa. Tôi thấy chuyện này quan trọng và dễ thực hiện nhưng không hiểu tại sao TP.HCM vẫn để hoài tình trạng này dù người dân bức xúc và kêu ca rất nhiều".
Trong khi đó, bạn đọc nick name Ciz thêm vào: "Vấn nạn karaoke cần phải được giải quyết triệt để. Âm thanh từ loa thùng còn có cả bass thùm thụp, ảnh hưởng đến tim mạch, thính giác. Đề nghị không được bật loa công suất lớn tất cả khung giờ, không phải chỉ sau 22h mỗi ngày. Nếu hát ở trong nhà cần phải được cách âm kỹ lưỡng, vì có những khu nhà tập thể không có ban quản lý lên tiếng bảo vệ quyền lợi cư dân. Chính quyền địa phương cần phải chịu trách nhiệm".
Để giải quyết triệt để vấn nạn tiếng ồn, bạn đọc Minh Phúc viết: "Thời gian qua việc xử lý tiếng ồn còn mang tính hình thức. Đề nghị cần sớm ban hành luật cấm các hành vi gây ồn trong khu dân cư. Việc xử lý phải theo hướng mở: chỉ cần cơ quan chức năng và người dân địa phương xác định thời điểm đó có gây ồn thì lập biên bản xử lý luôn, không cần phải thêm thủ tục rườm rà khác".
Cùng quan điểm phải làm quyết liệt mới giảm được sự tra tấn của tiếng ồn, bạn đọc tên Bình bổ sung: "Trừ những nguyên nhân khách quan, còn các nguyên nhân như mở âm thanh lớn, karaoke... thì trách nhiệm thuộc về chính quyền phường, quận... Chính quyền nên quy trách nhiệm, cứ nắm ông lớn ra kỷ luật là xong hết. Kể cả việc buôn bán, giữ xe lấn chiếm vỉa hè, lề đường gây mất an toàn giao thông cũng vậy".
Bạn từng là nạn nhân của "hung thần karaore"? Theo bạn, làm cách nào để giải quyết triệt để vấn nạn này? Hãy chia sẻ và hiến kế cho chúng tôi bằng bài viết, hình ảnh hoặc video clip. Mọi phản hồi vui lòng gởi về tto@tuoitre.com.vn. Trân trọng!
TTO - Ô nhiễm tiếng ồn hiện là thủ phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư nhưng lại chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Xem thêm: mth.8443241171211202-yat-ob-el-gnahc-nar-nar-neid-iat-nav-oek-oek-aol-91-divoc-ud-tet-nag/nv.ertiout