vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ tịch Dệt may Thành Công: Đơn hàng không thiếu, chỉ thiếu lao động

2021-12-17 14:44

Doanh nghiệp lo thiếu nguồn lao động

Hội thảo chuyên đề “Phát triển bền vững ngành dệt may trong bối cảnh Covid-19” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức sáng 17/12, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công - chia sẻ rằng, thời điểm này, các doanh nghiệp dệt may đã dần phục hồi, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thể bằng ở thời điểm chưa có dịch.

Ông Tùng cho biết, miền Tây ở thời điểm hiện nay dịch đang có nhiều diễn biến phức tạp, ca nhiễm tăng nhanh, nhiều công ty cũng đã áp dụng các biện pháp chống dịch nên việc sản xuất càng khó khăn hơn.

So với các doanh nghiệp dệt may ở miền Tây, doanh nghiệp tại Tp.HCM có sự phục hồi nhanh hơn do độ phủ vắc-xin khá cao, lực lượng lao động cũng đã quay trở lại làm việc.

“Đối với Dệt may Thành Công, chúng tôi có nhà máy tại tỉnh Vĩnh Long và hiện đã phải xây dựng các khu lưu trú tạm thời tại công ty. Quy định chống dịch tại miền Tây cũng khác, khi công nhân xét nghiệm nhanh dương tính thì phải tạm thời ở lại công ty để chờ kết quả PCR. Nếu dương tính thực sự thì lúc đó mới được đi cách ly tập trung với điều kiện khu cách ly còn chỗ, nếu không thì người lao động vẫn phải ở lại công ty. Khi đó, công ty vẫn phải lo chăm sóc cho F0. Đây cũng là khó khăn mà doanh nghiệp chúng tôi đang phải đối diện”, ông Tùng chia sẻ.

Kinh tế vĩ mô - Chủ tịch Dệt may Thành Công: Đơn hàng không thiếu, chỉ thiếu lao động

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch Công ty Dệt may Thành Công chia sẻ tại hội thảo.

Theo vị Chủ tịch Dệt may Thành Công, khó khăn tiếp theo mà hầu hết doanh nghiệp dệt may đang đối diện là chi phí logistics rất cao.

Ông cho biết, trước đây, Công ty mua nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và thường mua theo giá CIF - tức là sẽ nhận hết toàn bộ về Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm dịch bùng càng khiến chi phí logistics tăng cao, các bên bán hàng không bán theo CIF nữa chuyển sang bán theo FOB - tức điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu trách nhiệm trả các chi phí đó.

Thực tế cho thấy, khi các chi phí vận chuyển tăng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ bị sụt giảm. Và hầu hết, các doanh nghiệp xuất khẩu đều than phiền về các loại chi phí logistics trong thời gian dài vừa qua.

Một vấn đề nữa được ông Tùng nhấn mạnh chính là việc thiếu hụt, không chủ động được nguồn lao động. “Hiện tại, đơn hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp dệt may không thiếu, chúng ta có rất là nhiều đơn hàng nhưng lại không dám nhận vì không chủ động được lực lượng sản xuất”, ông Tùng nói.

Kinh tế vĩ mô - Chủ tịch Dệt may Thành Công: Đơn hàng không thiếu, chỉ thiếu lao động (Hình 2).

Thách thức lớn nhất của ngành dệt may hiện nay là thiếu hụt nguồn lao động.

Lấy ví dụ thực tế tại Dệt may Thành Công, ông Tùng cho biết nhà máy tại Vĩnh Long làm đơn hàng cho Adidas nhưng không dám nhận thêm đơn hàng vì tình hình lao động không được ổn định.

Bởi theo các cam kết, nếu như doanh nghiệp nhận đơn hàng mà không sản xuất được thì phải trả chi phí vận chuyển hàng không. Mà chi phí giao hàng không rất cao, lúc đó doanh nghiệp có thể bị lỗ nên họ rất thận trọng về vấn đề này.

Việc thiếu hụt người lao động là do thời gian qua đã có rất nhiều người lao động trở về địa phương. Thêm vào đó là tâm lí thời điểm này đã gần cuối năm, xu hướng của người lao động là vào dịp cuối năm, họ sẽ về quê ăn Tết rồi mới quay trở lại làm việc nên rất khó trở lại vào cuối năm nay.

"Chính vì vậy, lực lượng lao động của doanh nghiệp sau đợt dịch này bị thiếu hụt rất nhiều. Điều này để thấy đơn hàng không thiếu, cái chúng ta thiếu là lực lượng lao động mà thôi”, Chủ tịch Dệt may Thành Công bày tỏ

Yếu tố ảnh hưởng đến việc phục hồi ngành dệt may

Cũng tại hội thảo, chia sẻ về kết quả khảo sát ảnh hưởng đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đến doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may, TS. Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quan hệ lao động cho biết, tín hiệu phục hồi cho ngành dệt may Việt Nam rất khả quan.

“Từ tháng 10 đến tháng 11/2021, xuất khẩu dệt may đã quay trở lại. Với kết quả này, dự báo kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019”, bà Chi nói.

Tuy nhiên, theo bà Chi, kết quả nói trên đã có sự phân hoá giữa các vùng miền về chỉ số xuất khẩu, khi các nhà máy ở miền Bắc, miền Trung ít có sự ảnh hưởng, tăng trưởng vẫn tốt thì các nhà máy tại miền Nam lại bị ảnh hưởng nặng nề trong lần bùng phát dịch thứ 4.

Trong phần trình bày của mình, TS. Đỗ Quỳnh Chi chỉ ra các yếu tố cảnh hưởng đến sự phục hồi dệt may Việt Nam, bao gồm cả yếu tố trong và ngoài nước.

Ở thị trường trong nước, bà Chi cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến ngành như nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, chi phí vận chuyển, chống dịch tăng cao, tình trạng địa phương hóa trong chống dịch cản trở người lao động làm việc bình thường. Cùng với đó, dịch lan ra nhiều tỉnh, thành phố khiến tỉ lệ công nhân mắc Covid-19 cao, điều này khiến nguồn lao động không ổn định do liên tục phải điều trị, cách ly.

Còn trên thế giới, dù các thị trường lớn dần phục hồi nhưng rất nhạy cảm giá, giá đơn hàng gần như không tăng. Cùng với đó là khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc, khủng hoảng vận chuyển, dịch bệnh bùng phát trở lại và biến thể Omicrontại các nước trên thế giới.

Thông qua phỏng vấn sâu 18 doanh nghiệp dệt may lớn trong nước, kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra góc nhìn của các nhà mua hàng về thực hành bền vững. Theo bà Chi, sự hỗ trợ của nhà mua hàng hạn chế, tập trung ở nhóm cung ứng cốt lõi.

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 66,7% nhà mua hàng chấp nhận giao hàng chậm nhưng chỉ có 16,7% đồng ý chia sẻ chi phí vận chuyển hàng không (với nhà cung ứng cốt lõi, quan hệ lâu dài). Các nhà máy làm qua trung gian rất khó đối thoại, thương lượng để giảm thiệt hại bởi nếu chậm quá 3 tháng có thể bị hủy đơn.

Kết quả cũng chỉ ra có 1/5 nhà mua hàng chấp nhận đưa một phần chi phí chống dịch vào đơn giá, 29,2% cam kết không giảm giá khi chi phí FOB, ODM tăng mạnh; 33% chuyển một số đơn hàng sang nước khác; 25% chuyển đơn sang các tỉnh không bị dịch.

“Qua phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy những doanh nghiệp chủ động và kiên trì đối thoại đều giảm thiểu được thiệt hại về hủy đơn, giao hàng chậm, giảm giá đơn hàng. Chính vì vậy, tôi cho rằng, mỗi nhà cung ứng cần chủ động hơn trong đối thoại, thương lượng với nhà mua hàng”, TS. Đỗ Quỳnh Chi cho hay.

Xem thêm: lmth.412735a-gnod-oal-ueiht-ihc-ueiht-gnohk-gnah-nod-gnoc-hnaht-yam-ted-hcit-uhc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ tịch Dệt may Thành Công: Đơn hàng không thiếu, chỉ thiếu lao động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools