vĐồng tin tức tài chính 365

Cảnh báo trẻ mắc sốt xuất huyết trở nặng

2021-12-18 07:16

Tại BV Nhi đồng 2, số trẻ đến khám và nhập viện do sốt xuất huyết (SXH) đều tăng, trong đó trẻ nhập viện điều trị tăng gấp 2-3 lần so với giữa tháng 11. Hiện Khoa nhiễm nội 1 đang điều trị nội trú cho khoảng 30 trẻ, mỗi ngày tiếp nhận 10-15 ca. Số trẻ mắc SXH chiếm 75% số lượng bệnh truyền nhiễm ở khoa.

Cảnh báo trẻ mắc sốt xuất huyết trở nặng - ảnh 1
Bé gái bảy tuổi mắc sốt xuất huyết nặng đã hồi phục, đang được chăm sóc tại Khoa nhiễm nội 1 BV Nhi đồng 2. Ảnh: HOÀNG LAN

Nghĩ con chỉ sốt siêu vi thông thường

Theo ThS-BS Nguyễn Đình Qui, phụ trách Khoa nhiễm nội 1 BV Nhi đồng 2, trong các trẻ nhập viện điều trị có 25%-30% trở nặng. Gần đây, một số trẻ được gia đình đưa đi nhập viện trễ dẫn đến trẻ có biến chứng sốc, phải hồi sức tích cực.

Đơn cử, cách đây một tuần, khoa tiếp nhận bé gái bảy tuổi (ngụ Đồng Nai) nhập viện ngày thứ tư của bệnh SXH với tình trạng đau bụng, chảy máu mũi và sốc. Bé được xử trí hồi sức chống sốc, truyền dịch, cho thở áp lực dương liên tục (CPAP).

Túc trực chăm sóc con, chị Nguyễn Thị Trâm (mẹ bệnh nhi) chia sẻ trước hôm nhập viện bốn ngày chị thấy con sốt nên làm test nhanh cho con, kết quả âm tính. Lo đưa con đến BV đông người dễ lây nhiễm COVID-19, chị chủ quan để con ở nhà vì nghĩ con chỉ bị sốt siêu vi.

Cạnh đó, Khoa hồi sức tích cực BV Nhi đồng 2 cũng đang tích cực điều trị cho bé gái tám tuổi (ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) được BV địa phương chuyển đến vào ngày thứ năm của bệnh với tình trạng xuất huyết tiêu hóa, ói ra máu, thiếu máu nặng. Bé đã được xử trí truyền hồng cầu lắng, huyết tương đông lạnh, nội soi tiêu hóa cho thấy có vết loét dạ dày. Các bác sĩ nhận định có khả năng bé có bệnh nền viêm dạ dày có xuất huyết, khi mắc thêm bệnh SXH làm tiểu cầu giảm thì xuất huyết dạ dày càng nặng hơn. Tương tự, BV Nhi đồng 1 gần đây đã ghi nhận một số ca mắc SXH nhập viện trễ và có dấu hiệu cảnh báo, chuyển nặng. Khoa SXH BV Nhi đồng 1 đang điều trị cho 30-40 trẻ, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 3-5 ca.

Theo TS-BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Khoa SXH BV Nhi đồng 1, trong vòng 2-3 ngày đầu xét nghiệm công thức máu chưa xác định được mắc bệnh SXH, do đó dễ bị nhầm với các bệnh khác như tay-chân-miệng, viêm họng, sốt siêu vi, sốt nhiễm trùng... Một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc SXH trở nặng là cha mẹ ngại dịch COVID-19 nên đưa trẻ đến BV trễ, đến khi trẻ mệt quá mới đưa vào BV thì đã có những dấu hiệu cảnh báo.

 

Virus Dengue gây bệnh SXH có bốn tuýp nên người mắc SXH rồi vẫn có thể mắc lại. Mỗi người có thể mắc SXH bốn lần trong đời tương ứng với bốn tuýp virus Dengue, khi tái nhiễm bệnh thường có khuynh hướng nặng hơn nên không được lơ là, chủ quan.

TS-BS NGUYỄN MINH TUẤN, Trưởng Khoa SXH BV Nhi đồng 1

Bệnh có nguy cơ trở nặng khi hết sốt

Các bác sĩ lưu ý khi thấy trẻ đột ngột sốt cao hai ngày không hạ, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. Hầu hết bệnh nhân SXH được cho điều trị tại nhà, không cần nhập viện nhưng cần đi khám mỗi ngày để theo dõi các dấu hiệu bệnh.

SXH thường gây sốt liên tục 3-4 ngày, có khả năng trở nặng vào ngày thứ tư trở đi khi trẻ đã bớt sốt nên có thể cha mẹ chủ quan cho rằng bệnh đang thuyên giảm. “Nếu qua giai đoạn bé hết sốt hoặc 24 giờ sau đó bé không khỏe hơn, có những dấu hiệu bất thường như lừ đừ, mệt mỏi, nôn ói, đau bụng nhiều; xuất huyết bất thường, đi cầu phân đen, tay chân mát lạnh, chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết âm đạo ở bé gái tuổi dậy thì cần cho bé nhập viện ngay lập tức” - TS-BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Khoa SXH BV Nhi đồng 1, khuyến cáo.

ThS-BS Nguyễn Đình Qui cho biết các trẻ nhũ nhi, thừa cân, có bệnh mạn tính như tim, phổi, viêm gan, suy thận, hen suyễn... khi mắc SXH có nguy cơ trở nặng nhiều hơn, khó điều trị hơn thông thường nên cần thăm khám, theo dõi, điều trị sớm. “Các chấm xuất huyết do mắc SXH khác với sốt siêu vi, thường nổi nhiều ở vùng cẳng chân vào ngày thứ ba, thứ tư của bệnh, khi ấn vào sẽ không mất đi. Trẻ khi mắc SXH cần uống nhiều nước chín đun sôi để nguội hoặc pha với dung dịch bù nước oresol, nên ăn các loại thức ăn dễ nuốt như súp, cháo, tránh thức ăn hoặc trái cây, nước có màu nâu đen dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa khi trẻ nôn ra máu” - BS Qui nói.

Cũng theo BS Qui, ngoài phòng ngừa dịch COVID-19, mỗi gia đình nên ý thức dọn dẹp nơi sinh sống với phương châm “không có lăng quăng, không có SXH”.•

 

Không dùng Ibuprofen điều trị sốt xuất huyết

Khi mắc SXH, trẻ có biểu hiện sốt nên một số phụ huynh có thói quen sử dụng thuốc ibuprofen thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau để cho trẻ uống. Loại thuốc này dù có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhưng có tác dụng phụ đáng lo ngại là có thể gây xuất huyết hệ tiêu hóa.

Trong bệnh cảnh SXH, tiểu cầu giảm, cơ thể dễ bị xuất huyết, nếu nạp thêm hoạt chất này thì có thể làm cho tình trạng xuất huyết dạ dày của trẻ diễn ra nghiêm trọng hơn.

ThS-BS NGUYỄN ĐÌNH QUI, Khoa nhiễm nội 1 BV Nhi đồng 2

Xem thêm: lmth.3524301-gnan-ort-teyuh-taux-tos-cam-ert-oab-hnac/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cảnh báo trẻ mắc sốt xuất huyết trở nặng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools