vĐồng tin tức tài chính 365

Bài học mà tôi rút ra được sau khi đọc cuốn sách 'Tâm lý học về Tiền': Không phải cứ học theo Warren Buffett là sẽ thành

2021-12-18 16:39

Các nhà kinh tế thường tư vấn tài chính khá tệ.

Không phải vì họ không hiểu cách để quản lý tiền hiệu quả; mà vấn đề nằm ở chỗ họ nghĩ rằng con người là sinh vật hoàn toàn lý trí và có thể đưa ra các quyết định tối ưu khi đã được cung cấp những thông tin chính xác.

Nhưng chỉ cần tương tác trong vài phút, hầu hết chúng ta đều có thể nhận ra rằng con người thường đưa ra quyết định theo cảm tính, hay bốc đồng, đặc biệt là trong các vấn đề về tiền bạc.

Morgan Housel, tác giả cuốn "The Psychology of Money" đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu sự tác động của tâm lý đến cách mà chúng ta quản lý tiền và phương pháp để vận dụng những kiến ​​thức đó vào thực tế.

Dưới đây là những bài học quan trọng nhất mà tôi đã rút ra được sau khi đọc cuốn sách này.

Có người nói đây là một năm đầy may mắn và thành công. Nhưng cũng có luồng ý kiến khác cho rằng đó là một năm thất bại và tẻ nhạt.

Tôi thường viết: tài chính cá nhân là vấn đề của cá nhân.

Có nghĩa là: có thể quyết định tài chính này là tuyệt vời đối với tôi, nhưng chưa chắc nó đã phù hợp với bạn. Tất cả đều phụ thuộc vào hoàn cảnh, mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người.

Trong cuốn sách này, Housel đã nhắc nhở chúng ta rằng kinh tế học cũng mang tính cá nhân.

Dù nền kinh tế đó phát triển như thế nào thì vẫn có hàng triệu người đang sống trong cảnh nghèo đói. Hãy thử suy nghĩ xem, nếu chỉ kiếm đủ tiền để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì bạn sẽ quan tâm đến điều gì?

Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bạn nghĩ rằng nền kinh tế thế giới đều tràn ngập sự u ám, vô số người rơi vào cảnh đường cùng? Nó đúng, nhưng không là phải tất cả. Cũng chính trong thời kỳ đại suy thoái đó, rất nhiều người đã vươn lên và trở nên giàu có hơn.

Việc có thể tăng gấp đôi giá trị tài sản ròng trong thời điểm khó khăn có ảnh hưởng không nhỏ đến cách mà bạn nhìn nhận rủi ro. Đồng thời, việc bạn không thể kiếm đủ tiền để sống trong khi nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh chóng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin và khả năng quản lý tiền của bạn.

Những cú sốc về kinh tế khi còn trẻ sẽ ảnh hưởng đến cách mà chúng ta quản lý tiền khi trưởng thành

Kinh nghiệm cá nhân về tiền bạc, đặc biệt là khi còn trẻ, có thể ảnh hưởng rất lớn mà đến cách chúng ta quản lý tài chính sau này.

Và một bài báo của Ulrike Malmendier & Stefan Nagel xuất bản năm 2009 cũng đã chứng minh điều đó.

● Trong những năm 1980, rất nhiều hộ gia đình đã quyết định không đầu tư vào chứng khoán vì thấy sự bấp bênh của thị trường vào những năm 1970. Và kết quả là họ đã bỏ lỡ một cơ hội đầu tư vô cùng tuyệt vời. Chỉ số S&P 500 tăng trung bình 14.89% (bao gồm cả cổ tức) từ năm 1980–1990.

● Cuối những năm 1990, họ mua vào và tích trữ một lượng lớn cổ phiếu khi thấy thị trường chứng khoán liên tục nóng lên trong suốt 10 năm qua. Việc đó đã khiến họ phải trả một cái giá đắt vì rất nhanh, bong bóng dot com đã sụp đổ. Và nó là một thảm họa đối với kinh tế Mỹ.

Đây cũng là lý do tại sao chúng ta lại cần cố vấn tài chính. Việc có được lời khuyên từ những chuyên gia với góc nhìn khách quan, chuyên nghiệp có thể giúp chúng ta hạn chế những sai lầm không cần thiết.

Nếu không đủ khả năng để thuê một cố vấn tài chính thì ít nhất, hãy chia sẻ những lo lắng với người mà bạn tin tưởng.

Các khái niệm tài chính liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại hơn

Làm thế nào để kiếm thức ăn và tránh bị săn đuổi là những suy nghĩ quan trọng, luôn thường trực trong tâm trí của loài người suốt quá trình tiến hóa và tồn tại. Bộ não của chúng ta không được thiết kế sẵn để suy nghĩ về việc nên gửi 401k mỗi ngày để có thể hưởng chế độ hưu trí sau 40 năm.

Nghỉ hưu là một khái niệm hoàn toàn xa lạ trước Thế chiến thứ 2. Dù mới xuất hiện chưa đầy một thế kỷ, nhưng lương hưu và các kế hoạch hưu trí khác đã trở thành những vấn đề nóng, rất được xã hội quan tâm và đầu tư. Việc các khái niệm về tài chính liên tục được đổi mới và hoàn thiện đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên cập nhật, thích ứng một cách nhanh chóng.

Quản lý tài chính tốt là kỹ năng hay may mắn?

Chúng ta không thể biết chính xác vai trò của sự may mắn đối với những thành công trong lĩnh vực tài chính.

Nếu một nhà đầu tư đặt cược hết tài sản của mình vào một loại cổ phiếu và kiếm được hàng triệu USD từ nó, thì theo bạn, điều gì đã dẫn đến kết quả đó? Là kỹ năng hay là sự may mắn?

Đáp án sẽ phụ thuộc vào người mà bạn đặt câu hỏi:

● Nếu hỏi một nhà đầu tư, bạn sẽ nhận lại những đáp án như: họ phải bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu về công ty, trau dồi thêm kỹ năng để thực hiện được các giao dịch hoàn hảo... Họ sẽ nói với bạn rằng: "Tôi kiếm được số tiền này bởi vì tôi thông minh và làm việc chăm chỉ hơn những người khác".

● Còn nếu bạn hỏi những người khác về thành công của các nhà đầu tư, họ sẽ trả lời rằng: "Rất có thể, đó chỉ là may mắn."

Bài học ở đây là nên nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan. Thành công hay thất bại trong tài chính đều là kết quả của tổ hợp kỹ năng và may mắn.

Đừng sao chép những thành công của người khác

Nếu bạn muốn thành công, đừng sao chép hay mô phỏng theo cách làm của người khác.

Hãy lấy Warren Buffett làm ví dụ. Rất nhiều người nhìn vào thành công trong lĩnh vực đầu tư của ông và cố gắng sao chép mọi chiến lược mà ông sử dụng để chọn cổ phiếu. Và đó là một sai lầm.

Nếu bạn muốn thành công như Warren Buffett trong đầu tư hoặc bất kỳ một lĩnh vực nào khác, hãy học theo một cách có chọn lọc. Bạn phải tìm ra những yếu tố then chốt và xem nó có phù hợp với bản thân mình hay không.

Như Buffett, chìa khóa để xây dựng sự giàu có chính là đầu tư sớm và thường xuyên nhất có thể, để lãi suất kép phát huy tác dụng của nó.

Mai Phương

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.63932433162011202-ut-uad-iat-neiht-hnaht-es-al-tteffub-nerraw-oeht-coh-uc-iahp-gnohk-neit-ev-coh-yl-mat-hcas-nouc-cod-ihk-uas-coud-ar-tur-iot-am-coh-iab/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bài học mà tôi rút ra được sau khi đọc cuốn sách 'Tâm lý học về Tiền': Không phải cứ học theo Warren Buffett là sẽ thành”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools