vĐồng tin tức tài chính 365

RCEP thực thi từ 1.1.2022: Cơ hội tăng, nhưng rất áp lực

2021-12-19 17:25

Từ 1.1.2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, tạo nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra rất nhiều áp lực với doanh nghiệp.

RCEP tạo chất cộng hưởng cho các Hiệp định thương mại đã ký

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2022, cũng như những hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới khác, RCEP sẽ cắt giảm thuế quan và dự kiến sẽ giảm trong vòng 20 năm.

RCEP góp phần đa phương hóa các FTAs mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, nhất là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. 

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương - Trưởng Ban nghiên cứu Tổng hợp - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như hiện nay, RCEP có tác động và cơ hội tương đối lớn tới nền kinh tế. Bởi, “ở thời điểm này, bất cứ điều gì đóng góp được dù chỉ 1 đồng vào tăng trưởng cũng là rất tích cực” - như lời vị chuyên gia này nói.

Hiệp định RCEP tạo nên một thị trường thương mại tự do lớn, với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng. Ảnh: TL
Hiệp định RCEP tạo nên một thị trường thương mại tự do lớn, với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng. Ảnh: TL

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), nhấn mạnh: Các cam kết RCEP cộng hưởng với hàng loạt Hiệp định thương mại (AFTA) đã ký kết trước đây sẽ tăng thêm nhiều lợi thế cho Việt Nam, trong đó có ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area), AKFTA (Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc), ATIGA (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN), AJCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN–Nhật Bản), AANZFTA (Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Australia và New Zealand)... đang là động lực để thu lợi ích thương mại nếu có sự chuẩn bị lượng hàng lớn và xây dựng chuỗi cung ứng cao, bền vững để chủ động, tích cực khai thác.

"Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam" - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nói. 

Theo một nghiên cứu của Ủy ban Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố vào ngày 15.12, RCEP - Hiệp định thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương có hiệu lực sẽ tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới theo quy mô kinh tế; trở thành hiệp định thương mại lớn nhất trên thế giới được tính bằng GDP của các thành viên - gần 1/3 GDP của thế giới. 

UNCTAD cho rằng, từ năm 2019, thương mại giữa 15 nền kinh tế của khối đã đạt trị giá khoảng 2,3 nghìn tỉ USD, nếu RCEP được thực thi với các ưu đãi về thuế quan có thể thúc đẩy xuất khẩu trong khối này lên gần 2%, tương đương khoảng 42 tỉ USD.

RCEP không chỉ có "màu hồng", mà rất nhiều thách thức

Theo các chuyên gia kinh tế, thách thức lớn nhất của RCEP là có thể khiến sản lượng hàng hóa xuất khẩu của một số quốc gia bị giảm sút, trong đó có Campuchia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Do đó, để "bù đắp" vào sản lượng giảm sút này, Việt Nam phải nâng chất lượng hàng hóa để tăng giá trị kim ngạch.

Đây là điểm bất lợi với Việt Nam, bởi theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương (CIEM), đối với RCEP, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng tốt, đáp ứng nhanh hơn với mức giá cạnh tranh hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp không được chủ quan, bởi sẽ khó phát triển nếu không điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp, gắn với đề xuất hỗ trợ từ các bộ, ngành và cơ quan địa phương; khó phát triển nếu doanh nghiệp không chủ động kiến nghị, tháo gỡ những bất cập chính sách.

Do đó, để khai thác triệt để lợi ích do Hiệp định RCEP mang lại, doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định, như lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia RCEP, quy tắc xuất xứ, cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan, thuận lợi hóa thương mại…

Ngoài các lợi ích, doanh nghiệp trong nước cũng cần chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước về các tác động bất lợi mà Hiệp định RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.

Xem thêm: odl.592689-cul-pa-tar-gnuhn-gnat-ioh-oc-220211-ut-iht-cuht-pecr/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“RCEP thực thi từ 1.1.2022: Cơ hội tăng, nhưng rất áp lực”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools