Nhu cầu đi lại vào cao điểm mùa lễ hội cuối năm ở Mỹ, kết hợp cùng sự xuất hiện của biến thể Omicron đang khiến các ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh ở quốc gia này - Ảnh: AFP
Theo nhà chức trách, bệnh nhân là một người đàn ông khoảng 50 tuổi, chưa tiêm vắc xin COVID-19 và có bệnh lý nền.
Biến thể Omicron đã được khẳng định có khả năng lây lan rất nhanh, dù các chuyên gia y tế công cộng nhận định biến thể này không có độc lực cao hơn các biến thể trước đây.
Ngày 20-12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tái khẳng định biến thể Omicron có thể làm cho những người đã tiêm vắc xin hoặc đã khỏi COVID-19 cũng bị nhiễm bệnh.
Các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, đã nhanh chóng đẩy mạnh chiến lược tiêm vắc xin nói chung và tiêm nhắc lại với người đủ thời gian giãn cách giữa mũi hai và mũi ba. Hiện nay, thời gian này là từ 3 tháng đến 6 tháng tùy từng nước.
Theo Hãng tin AFP, với khả năng lây lan nhanh, ngày 20-12, Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết biến thể Omicron đang chiếm 73,2% các trường hợp mắc mới trong tuần qua. Trong vòng 20 ngày, biến thể này chính thức trở thành biến thể thống trị ở Mỹ, vượt qua biến thể Delta.
Ngày 20-12, thủ đô Washington D.C. của Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp, do số ca mắc COVID-19 tăng vọt.
Thị trưởng Muriel Bowser cho biết quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng ở môi trường trong nhà sẽ có hiệu lực từ ngày 20-12 đến ngày 31-1-2022.
Ngoài ra, chính quyền sẽ triển khai tiêm chủng bắt buộc, gồm cả mũi tiêm tăng cường với nhân viên nhà nước, mở rộng xét nghiệm và tăng cường các điểm tiêm vắc xin.
TTO - Ngày 15-12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã có bằng chứng ban đầu cho thấy các loại vắc xin hiện nay có thể kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến thể Omicron. Biến thể này cũng có nguy cơ gây tái nhiễm cao hơn.