Các cuộc đấu giá đất tại nhiều địa phương đã trở thành một mảng đầu tư mới thu hút rất nhiều giới đầu tư trong năm qua. Giá trúng đấu giá liên tục lập kỷ lục, tăng gấp đôi, gấp 3 lần so với giá khởi điểm.
Trong năm nay, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đã tổ chức 11 cuộc đấu giá đất, thu về ngân sách trên 1.000 tỷ đồng. Một số lô đất có giá khởi điểm 2 tỷ, nhưng sau khi đấu giá đã lên thành 4 tỷ đồng.
Đại diện địa phương cho biết, nhiều người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở thật, mà xem đây là cơ hội để kinh doanh kiếm lời. Họ lập tức bán lại mảnh đất sau khi trúng đấu giá để kiếm lời, từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng.
Nhiều người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở thật, mà xem đây là cơ hội để kinh doanh kiếm lời. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Mục đích của họ là đấu giá để kiếm lời. Sau khi đấu giá xong, một số nhóm có thể không phải người địa phương, họ hoạt động 2 - 3 người thành một nhóm tham gia đấu giá, cùng thực hiện công tác giao dịch sau này, thậm chí là chung vốn", ông Nguyễn Văn Thuần, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cho biết.
Tình hình tương tự cũng diễn ra tại huyện Việt Yên, Bắc Giang, nơi tập trung nhiều dự án khu công nghiệp trọng điểm. Lãnh đạo huyện lo lắng, việc giá đất trúng đấu giá liên tục bị đẩy lên cao sẽ gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
"Nếu giá đấu cao, thì giá để tái định cư cho người dân sẽ tăng lên. Do vậy, kinh phí nhà nước phải bỏ ra để giải phóng mặt bằng cũng cao hơn. Ngoài ra, tâm lý người dân cũng ảnh hưởng", ông Lê Hoàng Bách, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cho hay.
"Giá đấu giá chưa phải giá thật, nhưng nó sẽ xác lập một mặt bằng giá mới cho toàn bộ khu vực xung quanh và nhiều người sẽ căn cứ giá như vậy để tính giá chuyển nhượng lên cao. Đặc biệt, sẽ rất gây khó khăn cho công tác bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất", PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, nhận định.
Việc bỏ cọc của các nhà đầu tư cũng gây ra những hệ lụy lớn. Mặc dù các địa phương vẫn thu được những khoản tiền từ việc người đấu giá đặt cọc trước đó, nhưng sẽ phải tổ chức đấu giá lại các lô đất bị bỏ cọc, tức là địa phương sẽ phải trang trải chi phí cho 1 lần đấu giá nữa.
VTV.vn - Tại nhiều cuộc đấu giá đất, kết quả trúng đấu giá cao gấp 2 - 3, thậm chí gấp 8 lần so với giá ban đầu. Tuy nhiên sau khi đấu giá, không ít nhà đầu tư đã bỏ cọc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.67385905112211202-aig-uad-uas-tam-gnohc-ioht-ib-tad-aig-iagn-ol/et-hnik/nv.vtv