vĐồng tin tức tài chính 365

Năm 2022, Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về chính phủ điện tử

2021-12-23 08:27

Ngày 22-12, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ TT&TT.

Thông tin tại hội nghị cho thấy mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 nhưng chính những thách thức do dịch bệnh gây ra đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. Chỉ trong thời gian ngắn, công cuộc chuyển đổi số quốc gia đã được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc với tốc độ nhanh chóng, tạo nên một làn sóng chuyển đổi số trên khắp các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Về công tác truyền thông, báo chí đã phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tuyên truyền cách làm đúng, phổ biến, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những tấm gương người tốt, việc tốt, những việc làm tử tế...

Tình trạng SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi giả mạo vẫn còn tồn tại do một số doanh nghiệp viễn thông chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, thực thi giải pháp khắc phục chưa triệt để.

Trước những thay đổi của khoa học, công nghệ và đặc biệt là việc triển khai thực hiện mạnh mẽ Chương trình chuyển đổi số quốc gia, một số quy định của pháp luật tại Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định mới để bảo đảm phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Về an toàn thông tin mạng, trong năm 2021, vấn đề lộ, lọt thông tin cá nhân từ các ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 vẫn xảy ra. Số lượng doanh nghiệp được cấp phép mới trong năm còn hạn chế do việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm an toàn thông tin mạng cho thị trường cần phải đáp ứng yêu cầu theo quy định…

Trong năm 2022, riêng lĩnh vực viễn thông, Bộ TT&TT đặt nhiệm vụ tập trung sửa đổi Luật Viễn thông. Theo đó, đưa các điều khoản, bổ sung các quy định hoàn thiện khung pháp lý với trọng tâm là thúc đẩy hạ tầng số trong giai đoạn mới; bảo đảm chính sách quản lý theo kịp với sự phát triển của thị trường.

Cùng với đó là tháo gỡ các rào cản trong đầu tư, tạo điều kiện để thị trường phát triển; thực hiện đấu giá băng tần để triển khai mạng di động 4G, 5G; triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Vietnam từ năm 2022; xây dựng các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy, quản lý, giám sát hoạt động triển khai Mobile Money; triển khai đấu giá tên miền “.vn”...

Bộ TT&TT cũng cho biết trong thời gian tới, bộ sẽ có các chính sách và biện pháp tiếp tục tập trung hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng phát triển hoàn thiện các chủng loại sản phẩm, các doanh nghiệp tham gia thị trường an toàn thông tin mạng.

Trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ TT&TT đặt mục tiêu hết năm 2022, Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về chính phủ điện tử, chính phủ số trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc.

Xem thêm: lmth.2215301-ut-neid-uhp-hnihc-ev-uad-nad-aig-couq-08-mohn-oav-man-teiv-2202-man/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Năm 2022, Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về chính phủ điện tử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools