Hộ kinh doanh kẹt giữa dòng vốn
Chị Nguyễn Thu Mai là chủ của 3 cửa hàng tạp hoá ở chợ Bến Thành. Phải đóng cửa hàng suốt thời gian giãn cách xã hội, ngay cả khi được phép hoạt động trở lại, chị vẫn đang phải tìm cách xoay xở vì không còn đủ nguồn vốn kinh doanh.
Chị Mai chia sẻ: "Tết Nguyên đán sắp tới là cơ hội duy nhất để bù lại cho một năm thất thu nhưng mình còn chưa biết nhập hàng thế nào. Dành dụm bao năm đã hết vì Covid, xung quanh ai cũng khó khăn còn vay vốn ngân hàng thì gần như không thể". Trước đó, chị đã tìm đến một ngân hàng lớn nhưng bị từ chối.
Theo số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cả nước có khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh cá thể hay còn gọi là doanh nghiệp siêu nhỏ. Đây cũng là nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn khác, nhất là nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Những lý do thường gặp của vấn đề này có thể kể tới như sức khỏe tài chính chưa đủ điều kiện, chưa chứng minh được tính khả thi của kế hoạch kinh doanh và khả năng sinh lời, không đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp…
Do đó, mặc dù ngân hàng công bố mức giảm lãi từ 0,3 - 1,5%/năm nhưng các mô hình hộ kinh doanh lại không thể nhận được "nguồn tiếp sức". Nếu không còn giải pháp phù hợp, những người chủ như chị Mai phải đứng trước quyết định hoặc đóng cửa hàng đã nhiều năm kinh doanh, hoặc phải tìm đến những nguồn cho vay không đảm bảo uy tín, lãi suất trên trời mà vẫn được coi là tín dụng đen.
Trợ lực mới cho phục hồi kinh tế
CIMB hợp tác F88 cùng thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện
Mới đây nhất, F88 - một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cho vay - đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược Ngân hàng CIMB Việt Nam (CIMB). Theo đó, hai đơn vị đặt ra mục tiêu tùy chỉnh các sản phẩm cho vay hiện tại mới với mức lãi suất ưu đãi và dễ dàng tiếp cận để hỗ trợ tối đa không chỉ là người lao động mà cả những hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương hay doanh nghiệp siêu vi mô.
Ông Thomson Fam Siew Kat - Tổng Giám đốc ngân hàng CIMB Việt Nam cho biết: "Mục tiêu chính của Hợp tác chiến lược này là cải thiện dịch vụ tín dụng hướng đến phân khúc dưới chuẩn ngân hàng, giúp người dân thu nhập thấp có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng tài chính dễ dàng hơn. Khách hàng sẽ nhận được các khoản vay lãi suất rất cạnh tranh do chi phí vốn từ ngân hàng thấp hơn trong khi phạm vi tiếp cận của F88 lại rộng hơn rất nhiều. Cùng với F88, chúng tôi mong muốn tận dụng thế mạnh từ cả 2 phía để tập trung phát triển đáp ứng yêu cầu tín dụng của các phân khúc thấp trong xã hội khi nền kinh tế đang dần phục hồi trở lại sau đại dịch".
CEO Phùng Anh Tuấn của F88 chia sẻ: "Sự hợp tác với CIMB lần này cũng thể hiện những cam kết và nỗ lực của F88 trong việc thúc đẩy sự đổi mới, số hóa thị trường cho vay nhằm hỗ trợ người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn và đạt được những mục tiêu tài chính của mình".
Với tầm nhìn chiến lược chung, CIMB và F88 cam kết cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp cho những khách hàng dưới chuẩn cho vay của ngân hàng. Đây là mô hình kết hợp hiệu quả giữa chuyên môn ngân hàng cùng với ưu thế riêng của công ty tài chính, giúp khai phá các phân khúc khách hàng mới, trên nền tảng được quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là cơ hội để đóng góp vào quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam trong tương lai.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.32164531142211202-gnah-nagn-yav-neik-ueid-ud-gnohk-hnaod-hnik-oh-ohc-pahp-iaig/nv.zibefac