vĐồng tin tức tài chính 365

Có nên đổi loại hình tuyến BRT số 1 ở TP.HCM?

2021-12-25 07:16

Theo đó, phương án được hai bên thống nhất là chưa thực hiện ngay loại hình tuyến BRT như trong dự án trước đây mà sẽ thay bằng loại hình tuyến buýt xanh chất lượng cao với làn đường ưu tiên.

Ban giao thông cho biết loại hình trên phải được phát triển thành mạng lưới trong thời gian sớm nhất và vận hành đồng bộ với hệ thống các tuyến metro; các tuyến buýt truyền thống sau khi tái cấu trúc hệ thống xe buýt TP.

Dự án được tiếp tục triển khai trong năm 2022 nhằm tranh thủ nguồn vốn IDA của Ngân hàng Thế giới và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Thụy Sĩ (SECO). Đặc biệt, dự án được triển khai sớm sẽ hạn chế thấp nhất những tác động xấu đến mối quan hệ hợp tác hiện tại cũng như trong tương lai giữa TP.HCM với Ngân hàng Thế giới và chính phủ Thụy Sĩ.

Đại diện Ban giao thông cho biết hiện các bên đã đề xuất phương án này và đang chờ UBND TP.HCM xem xét, đồng ý. Sau khi đồng ý, UBND TP mới có hướng dẫn các đơn vị liên quan hoàn chỉnh nội dung trước khi trao đổi, thuyết phục Ngân hàng Thế giới đồng ý triển khai.

Theo vị đại diện này, để giảm chi phí đầu tư ở giai đoạn đầu khi lượng khách chưa cao, chủ đầu tư (Ban giao thông) và Sở GTVT thống nhất đề xuất giảm đầu tư mua sắm đội xevà công trình hạ tầng phục vụ đội xe. Đội xe sẽ được huy động từ nguồn xã hội hóa thông qua công tác đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp khai thác vận tải.

Các bên cũng thống nhất tạm dừng việc đầu tư xây dựng mới trên đại lộ Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ cho đến khi đạt được lượng hành khách theo công suất thiết kế. Trong thời gian đầu, hành khách sẽ sử dụng xe buýt gom và các lối đi bộ có đèn tín hiệu để tiếp cận trạm dừng.

PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng Khoa đô thị Trường ĐH KHXH&NV, chia sẻ: Cả hai loại hình trên xe buýt BRT và xe buýt nhanh chất lượng cao không khác gì nhau cả. Theo đó, ngành giao thông có đổi loại hình thì hiệu quả cũng sẽ không tăng lên.

“Ở nước ngoài, tuyến BRT có đường riêng, không có phương tiện khác xâm phạm, thậm chí ở Indonesia làm đường cao hơn mặt đường 30 cm để các phương tiện khác không lấn làn. Dù làm BRT hay xe buýt xanh chất lượng cao thì mỗi làn đều phải mở rộng ra, lấy làn riêng hoặc làm đường khác cốt” - ông Hòa nói.

           

Xem thêm: lmth.1255301-mchpt-o-1-os-trb-neyut-hnih-iaol-iod-nen-oc/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có nên đổi loại hình tuyến BRT số 1 ở TP.HCM?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools