vĐồng tin tức tài chính 365

Tổng công suất nguồn điện chỉ đạt 80% quy hoạch

2021-12-28 12:21
Tổng công suất nguồn điện chỉ đạt 80% quy hoạch - Ảnh 1.

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN đầu tư sẽ vận hành thương mại vào cuối năm 2022 - Ảnh: TTO

Nguy cơ thiếu điện trong dài hạn

Số liệu được Bộ Công thương đưa ra trong báo cáo tình hình thực hiện các dự án trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện 7 điều chỉnh) gửi tới Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực mới đây.

Theo Bộ Công thương, tổng công suất nguồn điện đã đưa vào vận hành khai thác giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 80% quy hoạch.

Tính tới thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc đạt 73.241MW, trong đó thủy điện đạt 22.022MW (30,7%), nhiệt điện than 24.123MW (32,94%), nhiệt điện khí 7.185MW (9,81%), nhiệt điện dầu 1.579MW (2,16%), còn lại các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối…, chiếm khoảng 24,39% tổng công suất nguồn điện quốc gia.

Nếu không tính điện tái tạo, trong năm 2021 chỉ có 4 dự án nhà máy điện được đưa vào vận hành, gồm nhiệt điện Hải Dương, nhiệt điện Duyên Hải, thủy điện Thượng Kon Tum, thủy điện Đa Nhim mở rộng, được đưa vào vận hành khai thác, tổng công suất 4 nhà máy điện này khoảng 2.100MW.

Cũng theo Bộ Công thương, hiện có 60 dự án điện đang chuẩn bị đầu tư, với tổng công suất nguồn điện khoảng 61.770MW (không tính các dự án điện tái tạo).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư 15 dự án (công suất 11.240MW), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư 9 dự án (công suất 8.100MW), Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư 4 dự án (công suất 2.730MW), các nhà đầu tư BOT thực hiện 15 dự án (công suất 20.730MW), có 10 dự án điện được đầu tư theo IPP (công suất 11.092MW), và 6 dự án điện công suất 8.700MW chưa xác định nhà đầu tư.

Bộ Công thương đánh giá, về cơ bản hệ thống điện đang đáp ứng nhu cầu phụ tải, nhưng mức độ dự phòng công suất khả dụng của hệ thống khá thấp, do tính chất thay đổi theo mùa của thủy điện, nhu cầu sửa chữa nhiệt điện, và tính bất định của nguồn điện gió, điện mặt trời.

EVN xin thế chấp tài sản để làm nhiệt điện Quảng Trạch 1

Trong số 15 dự án được giao đầu tư, hiện EVN đang triển khai xây dựng 8 dự án: nhiệt điện Quảng Trạch 1, nhiệt điện Quảng Trạch 2, nhiệt điện Ô Môn 3, nhiệt điện Ô Môn 4, nhiệt điện Dung Quất 1, Dung Quất 3, nhà máy thủy điện Trị An mở rộng, nhà máy thủy điện tích năng Bắc Ái.

Nguồn vốn để đầu tư các dự án rất lớn, vì vậy Thủ tướng đã chấp thuận cho EVN được vay vượt hạn mức tín dụng để làm dự án. Hiện EVN đang tiếp tục kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho tập đoàn này được thế chấp tài sản cho khoản vay tại Ngân hàng Vietcombank để làm dự án nhiệt điện Quảng Trạch 1.

Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ phát điện thương mại vào cuối năm 2022

Bộ Công thương cũng cho biết, đến nay PVN và Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC) đã cơ bản xử lý xong các vướng mắc với các nhà thầu nước ngoài như FLSmidth, SDC tại dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Hiện có 17 nhà thầu thường xuyên thi công trên công trường, tiến độ thi công đến nay đạt hơn 86,1% khối lượng công việc. Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 dự kiến hòa lưới điện quốc gia vào tháng 5-2022, phát điện thương mại vào tháng 11-2022, bàn giao nhà máy vào tháng 12-2022.

Tiêu thụ điện liên tiếp lên đỉnh mới, điện tái tạo chạy hết công suấtTiêu thụ điện liên tiếp lên đỉnh mới, điện tái tạo chạy hết công suất

TTO - Liên tiếp 3 ngày vừa qua, mức tiêu thụ điện trong nước tiếp tục lập đỉnh, phá các kỷ lục của ngày trước và bỏ xa mức đỉnh của các năm trước. Đây cũng là thời điểm điện tái tạo được huy động ở mức cao nhất, phát lên lưới tối đa.

Xem thêm: mth.72585110182211202-hcaoh-yuq-08-tad-ihc-neid-nougn-taus-gnoc-gnot/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tổng công suất nguồn điện chỉ đạt 80% quy hoạch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools