Sau thời gian tái khởi động sản xuất, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã đạt hơn 98%. Dù vẫn còn đối mặt với một số khó khăn như thiếu hụt lao động, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao…, nhưng nhiều doanh nghiệp đã tìm cách thích ứng để tồn tại.
Phòng y tế kiểm tra sức khỏe công nhân khi có triệu chứng; khu cách ly cho các ca F0 đã được lập ra, có thể điều trị một lúc gần 40 bệnh nhân; kiểm tra thường xuyên với nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm trong nhà máy…, nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tăng công suất hơn 100%, mạnh dạn thực hiện đơn hàng từ Mỹ và châu Âu.
"Nếu vùng đó có khả năng bị lây nhiễm thì chúng tôi tiến hành tập trung và lên phương án ngay. Nếu bị thì xử lý thế nào, F0 hay F1. Hai là điều trị thế nào để phù hợp với tình hình nhân sự hiện tại. Cái đó hoàn toàn chủ động. Từ lúc đó, chúng tôi chủ động trong sản xuất và không bị động trong vấn đề xuất hàng", ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Thắng Jean, chia sẻ.
Tại TP Hồ Chí Minh, trong các khu chế xuất, khu công nghiệp có 98% doanh nghiệp đã hoạt động lại, với số lao động trên 280.000 người. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
Hiện nhiều doanh nghiệp đã tái cấu trúc, ứng dụng công nghệ nhiều hơn vào dây chuyền sản xuất. Bên cạnh yếu tố năng suất làm việc, các doanh nghiệp chú trọng hơn đến đời sống, sức khỏe của người lao động. Việc lập các khu nhà ở cho công nhân thay thế các khu nhà trọ không đủ điều kiện phòng, chống dịch cũng được các khu công nghiệp tính đến.
"Chính khu lưu trú công nhân đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện công tác 3 tại chỗ, cũng như phục hồi sản xuất tương đối tốt hơn so với các nơi khác. Bởi các doanh nghiệp biết rõ người lao động của mình ở đâu. Chúng tôi có phòng khám để hướng dẫn về mặt y tế", ông Bùi Lê Anh Hiếu, Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh, Khu công nghiệp Long Hậu, cho biết.
Tại TP Hồ Chí Minh, trong các khu chế xuất, khu công nghiệp có 98% doanh nghiệp đã hoạt động lại, với số lao động trên 280.000 người. Thành phố cũng đã có 2 khu công nghiệp xây dựng mô hình cơ sở thu dung để điều trị bệnh nhân, nhằm giảm áp lực cho hệ thống y tế.
"Khi có F0 xảy ra, ngay tại doanh nghiệp cũng có phòng cách ly tạm thời, sau đó chúng ta sẽ chuyển công nhân, người lao động bị F0 đến nơi thu dung. Với những kinh nghiệm vừa qua, cùng với sự hướng dẫn, bây giờ doanh nghiệp không còn lúng túng khi thực hiện", ông Trần Thiên Long, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh, ho hay.
Đại diện Hiệp hội kiến nghị cần ưu tiên tiêm vaccine cho các công nhân là F0 khỏi bệnh cách đây 6 tháng, lao động mắc bệnh nền… Ngoài ra, hơn 300.000 công nhân đã tiêm mũi 2 cũng đã đến thời hạn tiêm mũi thứ tiếp theo để doanh nghiệp tự tin hơn trong phục hồi sản xuất, không còn phập phồng lo lắng phải đóng cửa.
VTV.vn - Để kích cầu mua sắm cuối năm, nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh đã phải đưa ra nhiều giải pháp để giảm giá, mặc dù chi phí đầu vào vẫn tăng cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.94001254182211202-0f-iov-gnut-gnul-noc-gnohk-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv