vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều trường đại học tư đổi chủ

2021-12-30 07:37
Nhiều trường đại học tư đổi chủ - Ảnh 1.

Tập đoàn giáo dục Văn Lang hiện sở hữu hai trường đại học, trong đó có Trường ĐH Văn Lang - Ảnh: M.G.

Đây là thương vụ mua bán trường đại học mới nhất, giúp tập đoàn này sở hữu 2 trường đại học (cùng với Trường ĐH Văn Lang), 1 trường cao đẳng, 1 trường phổ thông.

Một tập đoàn sở hữu 5 trường đại học

Trước năm 2014, hầu như không có công ty hay tập đoàn nào sở hữu nhiều hơn 2 trường đại học. Xu hướng mua bán trường đại học bắt đầu từ năm 2014 khi Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục HUTECH mua lại Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM. 

Thời điểm đó, công ty này là đơn vị sở hữu 2 trường đai học: Công nghệ TP.HCM và Kinh tế - tài chính TP.HCM. Ngoài ra, theo thông tin chúng tôi có được, công ty này từng thương thảo mua lại Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng nhưng thương vụ bất thành. Và đó cũng là thời điểm Tập đoàn Nguyễn Hoàng bắt đầu nhảy vào lĩnh vực giáo dục đại học.

Cách đây hơn sáu năm, Nguyễn Hoàng là cái tên xa lạ trong giáo dục đại học. Khi đó, công ty này sở hữu hệ thống trường phổ thông liên cấp ở nhiều địa phương. Năm 2015, sau khi HUTECH không mua ĐH quốc tế Hồng Bàng, Tập đoàn Nguyễn Hoàng nhanh chóng mua lại đại học này. 

Kể từ đó, Nguyễn Hoàng tiếp tục mở rộng thâu tóm các trường đại học khác, không chỉ ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh lân cận. Năm 2016, tập đoàn này mua lại Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiếp đó, năm 2018 Nguyễn Hoàng "đánh bại" một chủ đầu tư khác để hoàn tất việc mua lại Trường ĐH Gia Định.

Thương vụ lớn nhất của Nguyễn Hoàng phải kể đến là việc mua lại phần lớn cổ phần tại Trường ĐH Hoa Sen với số tiền trên ngàn tỉ đồng. Năm 2020, tập đoàn tiếp tục thâu tóm thêm Trường ĐH Công nghệ Miền Đông (Đồng Nai). Như vậy đến thời điểm này, Nguyễn Hoàng sở hữu 5 trường đại học (3 tại TP.HCM) với mức học phí trải đều từ thấp đến cao, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

Tuy không sở hữu quá nhiều đại học nhưng Tập đoàn Hùng Hậu cũng có hệ thống cơ sở giáo dục với số lượng trường khá nhiều, bao gồm Trường ĐH Văn Hiến, 1 trường cao đẳng và 4 trường trung cấp. Đại diện tập đoàn này cho biết vẫn tìm kiếm mua thêm trường đại học nếu thích hợp. 

Một tập đoàn giáo dục khác cũng sở hữu nhiều trường đại học, cao đẳng đó là Equest. Là trung tâm tư vấn du học, luyện thi chứng chỉ tiếng Anh cách đây 18 năm, hiện tập đoàn này sở hữu 18 đơn vị giáo dục, trong đó có Trường ĐH Phú Xuân (Huế), 3 trường cao đẳng, nhiều trường phổ thông. Trước đó tập đoàn này từng mua cổ phần và nắm quyền kiểm soát Trường ĐH Thành Tây nhưng sau đó chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư khác.

Nếu không tính 2 trường ngoài công lập có yếu tố nước ngoài, TP.HCM có 13 trường đại học ngoài công lập có trụ sở chính tại đây đang hoạt động. Riêng một số tập đoàn như Văn Lang, HUTECH, Nguyễn Hoàng, Hùng Hậu đã sở hữu quá nửa số trường. 

Trong khi đó, tuy mới tham gia lĩnh vực giáo dục chưa lâu nhưng Novaland cũng dự kiến sẽ phát triển mạnh lĩnh vực này. Nguồn tin từ tập đoàn này cho biết bên cạnh Trường CĐ Nova đã ra mắt, hiện tập đoàn đang thương thảo mua lại một trường đại học.

Nhiều trường đại học tư đổi chủ - Ảnh 2.

Tập đoàn Nguyễn Hoàng bước vào lĩnh vực giáo dục đại học bằng việc mua Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng năm 2015. Hiện tập đoàn này sở hữu 5 trường đại học - Ảnh: M.G.

Đánh tiếng nhiều trường

Trong cuộc trao đổi với một số phóng viên trước đây, ông Hoàng Quốc Việt - chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Hoàng - từng nói rằng sẽ tiếp tục đầu tư mạnh hơn cho giáo dục, trong đó có giáo dục đại học.

Việc các tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh thâu tóm các trường đại học có thể vẫn sẽ tiếp tục khi nhiều trường đại học khác liên tục nhận được những đề nghị bán. 

Đại diện Trường ĐH Văn Hiến cho biết liên tục nhận được hỏi thăm từ các nhà đầu tư, tập đoàn giáo dục. Theo vị này, có những nhà đầu tư chỉ hỏi thăm tình hình của trường, đề cập xa gần việc mua bán trong khi cũng có những lời đề nghị mua lại trường thẳng thừng. "Tôi chỉ muốn có thêm chứ không bán bớt" - vị này nói.

Tương tự, có rất nhiều thông tin về việc mua bán Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Những người có thẩm quyền từ trường này liên tục khẳng định trường đang hoạt động và phát triển tốt, không có việc bán trường. 

Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi trước đây, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - ông Nguyễn Mạnh Hùng - cho biết đúng là có nhiều nhà đầu tư đề cập việc mua bán với trường và khẳng định không có chuyện mua bán, chỉ là đồn thổi. Tuy nhiên ông cũng nửa đùa nửa thật cho biết vì nhà đầu tư trả giá thấp nên chưa bán!

Trong khi đó, thành viên hội đồng quản trị một tập đoàn giáo dục cho biết đúng là đã từng có tiếp xúc với lãnh đạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành làm việc về việc mua trường nhưng do giá trường đưa ra quá cao nên không đạt được thỏa thuận. Một người từng là thành viên hội đồng quản trị Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM cho biết trước đây có nhận được nhiều lời hỏi thăm về việc bán trường của một tập đoàn giáo dục tại TP.HCM...

Thay đổi diện mạo đại học tư

Thành viên hội đồng quản trị một tập đoàn giáo dục cho biết việc mua trường đại học đều được tính toán kỹ càng tùy vào mục tiêu của tập đoàn. Những bài toán như thị phần, phân khúc, học phí cũng như khả năng thu hồi vốn, cân bằng thu chi hoạt động được cân nhắc chi tiết. 

"Tôi biết có nhiều đơn vị muốn mua đại học để đa dạng thị phần, nguồn tuyển, nguồn thu, san sẻ nguồn lực giữa các trường cùng tập đoàn cũng như tạo tiền đề để việc thành lập đại học (liên kết tối thiểu 3 trường đại học - PV). Học liệu, cơ sở vật chất, kể cả giảng viên của các trường trong cùng hệ thống có thể chia sẻ, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư. 

Ngoài ra, việc hình thành đại học sẽ nâng cao vị thế khi liên kết với các đối tác nước ngoài, trong đó có những tập đoàn giáo dục lớn. Ngoài ra, điều này cũng giúp thu hút đầu tư từ những nhà đầu tư" - ông này chia sẻ thêm.

Trong khi đó, chủ tịch hội đồng quản trị một tập đoàn cho biết trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút đầu tư, xã hội hóa giáo dục là điều cần thiết cho sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, nhất là đại học ngoài công lập. Thực tế nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính đã xây dựng cơ sở vật chất nhiều trường đại học rất đẹp, đầu tư trang thiết bị đào tạo đầy đủ và hiện đại. Điều này rất khác so với giáo dục ngoài công lập cách đây khoảng 5 năm. 

"Hiện tại các trường đang được chú trọng đầu tư tốt rồi nhưng cần tốt hơn. Đầu tư giáo dục cũng nên cần giám sát hoặc điều kiện gần giống như ngân hàng. Hiện mới chỉ có việc giám sát nghiêm các điều kiện thành lập mới đại học trong khi những trường mua bán lại hầu như không có ràng buộc nào" - ông này đề xuất.

"Dùng tiền kéo người"

Một chủ đầu tư cho biết nếu làm giáo dục đại học nghiêm túc thì tỉ suất lợi nhuận không cao, phải đầu tư cơ sở vật chất dài hơi với kinh phí rất lớn.

"Những nhà đầu tư có nguồn lực tài chính mạnh, mua lại và đầu tư trường chất lượng hơn là điều tốt. Tuy nhiên, đầu tư vào trường đại học với một mục đích khác ngoài giáo dục, trong dài hạn sẽ rất đáng lo. Xây trường lớn, tung mức lương cao để thu hút giảng viên, tăng quy mô tuyển sinh trong khi đầu tư cho nhân lực chưa bao nhiêu, quy mô tổng giảng viên tăng hằng năm không nhiều.

Điều này dẫn đến giảng viên trường này tốn 5 - 7 năm đào tạo bị hút vào những trường có lương cao hơn. Giảng viên trường chúng tôi liên tục bị chèo kéo, mời gọi với mức lương khủng từ trường đại học khác. Do đó, nếu thực sự làm giáo dục, những nhà đầu tư cũng cần phải chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của mình chứ không phải dùng tiền để kéo người về phía mình" - ông này nói.

Mua trường ở tỉnh, mở phân hiệu tại TP.HCM

Một chủ đầu tư cho biết đã tiếp xúc với một số trường đại học quy mô nhỏ tại TP.HCM nhưng trường đề nghị mức giá hơn 1.000 tỉ đồng. Số lượng sinh viên của trường không nhiều, đất đai và cơ sở vật chất rất ít nhưng mức giá quá cao. Theo bà này, có thể nhà đầu tư không muốn bán nên đưa ra mức giá đó. "Hiện hầu như các trường đại học tại TP.HCM đã ổn định nên không có trường bán lại. Do đó, chúng tôi tìm mua một trường ở tỉnh, sau đó sẽ xin mở phân hiệu tại TP.HCM" - bà này nói thêm.

Tín hiệu tích cực kèm những lo ngại!

Nguyên hiệu trưởng một trường đại học tư thục tại TP.HCM cho biết việc những nhà đầu tư bỏ số tiền rất lớn mua lại đại học mang đến những điều tích cực và cả những lo ngại. "Những trường ngoài công lập trước đây hầu hết do những nhà giáo lớn tuổi thành lập. Việc đào tạo có thể ổn nhưng quản trị đại học chưa hiệu quả nên các trường phát triển chưa tốt. Khi doanh nghiệp, tập đoàn thâu tóm, đưa công nghệ và mô hình quản trị doanh nghiệp vào trường học giúp việc quản trị đại học tốt hơn. Tuy nhiên, nếu đem mô hình kinh doanh thuần túy áp dụng cho giáo dục sẽ rất nguy hiểm" - vị này nói.

Nhân sự trường đại học công Nhân sự trường đại học công 'chảy' qua trường tư

TTO - Nhiều giảng viên, cán bộ quản lý chuyển từ trường đại học công lập sang tư thục. "Làn sóng" này âm thầm diễn ra nhiều năm qua.

Xem thêm: mth.93372902292211202-uhc-iod-ut-coh-iad-gnourt-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều trường đại học tư đổi chủ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools