AUDIO bài viết
Sau khi thấy hàng trăm đồng nghiệp bị ngộ độc thực phẩm, các công nhân nhà máy đã tổ chức một cuộc biểu tình và chặn một đường cao tốc lớn giữa các tiểu bang như một cách để gây sức ép lên công ty.
Công nhân sản xuất trong một nhà máy. Ảnh: AFP (Getty Image)
Theo Bloomberg, cuộc biểu tình này không chỉ xuất phát từ các sự cố gần đây mà còn liên quan đến điều kiện lao động tồi tệ nói chung tại nhà máy.
Vụ ngộ độc thực phẩm và cuộc biểu tượng đã buộc nhà máy sản xuất iPhone phải đóng cửa trong vài ngày, trong khi đó các quan chức chính phủ cũng đang tiến hành điều tra về việc quản lý cũng như cách đối xử với công nhân của công ty.
Trang Gizmodo đã thử liên hệ với Apple và Foxconn về vấn đề trên nhưng không nhận được phản hồi.
Chia sẻ với TechCrunch, người phát ngôn của Apple nói rằng công ty sẽ đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trước khi cơ sở sản xuất mở cửa trở lại. “Một số chỗ ở trong ký túc xã và phòng ăn đang được sử dụng cho nhân viên không đáp ứng yêu cầu, chúng tôi đang làm việc với nhà cung cấp để thực hiện các biện pháp khắc phục và cải thiện”.
Foxconn là một trong những đối tác sản xuất các sản phẩm của Apple, tuy nhiên, đây cũng được xem là nơi làm việc rất áp lực. Sự bùng nổ của 14 vụ tự tử trong năm 2010 đã khơi dậy mối quan tâm rộng rãi về điều kiện lao động tại công ty. Để tránh xảy ra các vụ tự tử, công ty đã lắp thêm các tấm lưới xung quanh rìa nhà máy và ký túc xá của nhân viên như một giải pháp phòng hờ.
Công ty đã liên tục đưa ra lời hứa cải thiện mức sống cho người lao động, tuy nhiên, gần đây nhất vào năm 2018, công ty đã buộc phải điều tra một nhà máy ở Trung Quốc sản xuất Amazon Echo Dots và Kindles, sau khi một nhóm giám sát cáo buộc điều kiện làm việc khắc nghiệt tại cơ sở này.
Kết quả khảo sát với hơn 35.000 công nhân Foxconn vào năm 2012 cho thấy, có đến 71% công nhân cho rằng thức ăn của Foxconn không tốt, trong khi khoảng một nửa số người được khảo sát cảm thấy căng tin phục vụ thức ăn không thể được phân loại là hợp vệ sinh.