Cả nước hiện chỉ có khoảng 120 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp. Ví dụ như tại TP Hồ Chí Minh, nhà ở công nhân mới chỉ đáp ứng 8% nhu cầu, còn lại người lao động phải tự lo nơi ở. Do vậy, phát triển nhà ở cho công nhân đang là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm.
Tại hội thảo "Đô thị công nghiệp gắn với nhà ở công nhân" do Bộ xây dựng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Tổng hội Xây dựng Việt Nam đồng chủ trì, nhiều mô hình, giải pháp đã được đưa ra bàn thảo để phát triển loại hình nhà ở này.
Để quy hoạch quỹ đất làm nhà ở cho công nhân lao động được thuận tiện, các đại biểu đề nghị Bộ Xây dựng sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82 về quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế theo hướng, trong các dự án này phải bố trí quỹ đất tối thiểu 5 - 10%, dành cho nhà ở công nhân và các tiện ích dịch vụ.
Đồng thời, các đại biểu cũng kiến nghị cần sớm sửa đổi Luật Nhà ở 2014 theo hướng ban hành cơ chế, chính sách riêng về đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động; trong đó, quy định các ưu đãi cho chủ đầu tư như miễn tiền sử dụng dất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn tín dụng ưu đãi…
Ngoài ra, công nhân chỉ có thể dành 1,5 - 2 triệu đồng mỗi tháng chi trả cho nhà ở. Điều này khiến thời gian chi trả khi mua nhà kéo dài, nhà đầu tư chậm thu hồi vốn nên không mặn mà. Do vậy, các đại biểu cho rằng cần nghiên cứu phát triển mô hình nhà ở cho công nhân thuê, thay vì sở hữu vĩnh viễn.
VTV.vn - Bộ Xây dựng đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng về việc cấp 65.000 tỷ đồng kèm cơ chế chính sách để đẩy mạnh phát triển nhà ở cho công nhân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.77532415113211202-poh-uhp-oan-neirt-tahp-hnih-om-nahn-gnoc-ohc-o-ahn/et-hnik/nv.vtv