vĐồng tin tức tài chính 365

Xu hướng công nghệ cho chiến lược tăng trưởng người dùng năm 2023

2022-12-01 14:14
Xu hướng công nghệ cho chiến lược tăng trưởng người dùng năm 2023 - Ảnh 1.

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi số tham dự cuộc họp về các xu hướng công nghệ giúp tăng trưởng người dùng 2023

Nội dung buổi họp xoay quanh các xu hướng công nghệ với những giải pháp mới, góc nhìn mới trong công tác xây dựng chiến lược tăng trưởng người dùng cho các doanh nghiệp năm 2023.

Ba giải pháp theo dự báo của Kyanon Digital

Mở đầu buổi họp, ông Huỳnh Lê Tấn Tài, Tổng giám đốc Kyanon Digital đề ra thách thức của mỗi doanh nghiệp là cần trang bị hệ thống vận hành sẵn sàng để phát triển các ứng dụng một cách linh hoạt nhằm đáp ứng được sự thay đổi liên tục của thị trường và kỳ vọng của người tiêu dùng. Kyanon Digital dự báo ba giải pháp dưới đây có thể là những xu hướng chiến lược tất yếu vào năm 2023.

Ông Tài cho biết, xu hướng đầu tiên sẽ là sự hình thành của các doanh nghiệp linh hoạt (composable enterprise).

Theo Gartner, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu tận dụng công nghệ để tự động hóa quy trình phát triển ứng dụng dưới dạng một bộ mô hình lắp ráp (lego blocks) theo từng mô-đun, nhờ đó doanh nghiệp có thể linh hoạt kết hợp hoặc phân cấp tất cả các thành phần, dữ liệu của ứng dụng để cho ra phần mềm mới có sự đột phá cao so với lập trình truyền thống hoặc tích hợp các thành phần công nghệ mới một cách dễ dàng.

Việc ứng dụng Low/No-code trong các doanh nghiệp linh hoạt (composable enterprise) theo đó sẽ trở thành xu hướng thứ hai. Low/No-code là một phương pháp phát triển ứng dụng với giao diện trực quan, nhằm tối ưu hóa toàn bộ quy trình phát triển để nhanh chóng tạo ra ứng dụng, giúp rút ngắn khoảng cách từ thời điểm doanh nghiệp phát sinh nhu cầu cho tới khi hoàn thiện lập trình ứng dụng và đưa ra thị trường.

Bất kỳ ai dù ở phòng ban kinh doanh, tiếp thị hay chăm sóc khách hàng đều có thể trở thành lập trình viên không chuyên (citizen developer). Doanh nghiệp nhờ đó tăng tính chủ động trong việc phát triển ứng dụng mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào đội ngũ lập trình.

Xu hướng cuối cùng cũng là xu hướng được nhấn mạnh nhất, Big Ops. Ông Tài khẳng định một khi các doanh nghiệp triển khai Low/No-code, ngày càng nhiều ứng dụng sẽ liên tục được tạo ra và các dữ liệu đi kèm mang nhiều tính tương tác từ các bộ phận, phòng ban (interaction data). Và khi các dữ liệu tương tác này dần dần hình thành dữ liệu lớn (big data), nó trở thành xu hướng Big Ops.

Big Ops liên quan tới quy mô và độ phức tạp của tất cả các ứng dụng, tự động hóa, thuật toán AI, quy trình và tương tác của con người khác nhau, tất cả đều hoạt động đồng thời trên dữ liệu đó trong kinh doanh kỹ thuật số (digital business). Do đó, thông qua dữ liệu Big Ops, doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình và luồng công việc để đưa ra các quyết định kinh doanh có độ chính xác và dự báo cao.

Nhận định của CleverTap và Talon.One

Ông Marc-Antoine Hager, Phó Tổng Giám Đốc CleverTap khu vực Đông Nam Á cho rằng năm 2021 và 2022 đã đem lại nhiều sự thay đổi mang phạm vi toàn cầu như hành vi người tiêu dùng thay đổi sau đại dịch COVID, tình hình lạm phát tăng cao và vấn đề trong chuỗi cung ứng.

Đến năm 2023, thay vì đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động tiếp thị thu hút người dùng mới, các doanh nghiệp sẽ dần quan tâm làm sao để hiểu thấu khách hàng cũ, tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng hiện tại và giảm tỷ lệ khách hàng rời đi. 

Với các tính năng tiếp thị tự động hóa và dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của CleverTap, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các chiến dịch marketing số của họ và đạt được mức tương tác với người dùng cao hơn.

Sau đó, ông Laurent Billieres, Giám đốc kinh doanh tại Talon.One bày tỏ về thực trạng khách hàng ngày nay ít tương tác hơn đối với các ưu đãi không được cá nhân hóa. Trong bối cảnh mà sự thay đổi, cải tiến diễn ra hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, thì việc lập kế hoạch thủ công theo tháng, theo quý cuối cùng sẽ càng khiến doanh nghiệp bế tắc.

Để cải thiện lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng, doanh nghiệp cần không ngừng thu thập dữ liệu từ hành vi khách hàng để đưa ra các chương trình khuyến mãi phù hợp nhằm tạo động lực mua sắm hoặc tăng giá trị cá nhân cho khách hàng vào đúng thời điểm, từ đó tăng trải nghiệm của khách hàng.

Xu hướng công nghệ cho chiến lược tăng trưởng người dùng năm 2023 - Ảnh 2.

Ông Laurent Billieres (trái) và ông Marc-Antoine Hager (phải) đang trao đổi về giải pháp tăng trưởng người dùng

"Tôi rất ấn tượng với ý tưởng thiết kế ứng dụng theo từng mô-đun lắp ráp như khối lego. Đối với các startup, đây có thể là chiến lược quan trọng vì startup cần sự linh hoạt để thay đổi và đáp ứng thị trường", một đại diện đến từ startup thương mại điện tử phát biểu.

Cũng tại cuộc họp, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẻ bài toán phát triển kinh doanh, kế hoạch tiếp thị và việc ứng dụng Low/No-code, Big Ops.Các chuyên gia tiếp tục hỗ trợ tư vấn từng doanh nghiệp để học có hướng đi rõ ràng hơn trong việc lên chiến lược tăng trưởng người dùng cho năm 2023 sắp tới.

Xem thêm: mth.88855642110212202-3202-man-gnud-iougn-gnourt-gnat-coul-neihc-ohc-ehgn-gnoc-gnouh-ux/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xu hướng công nghệ cho chiến lược tăng trưởng người dùng năm 2023”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools