Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr - Ảnh: REUTERS
"Đó là một vấn đề lớn đối với chúng ta, là lý do chúng ta cần chiến đấu và tận dụng lợi thế nếu thực sự có dầu ở đó", ông Marcos nói với các phóng viên.
Các cuộc đàm phán về thăm dò năng lượng chung giữa Manila - Bắc Kinh ở Biển Đông đã đổ vỡ từ hồi tháng 6 năm nay dưới thời cựu tổng thống Rodrigo Duterte, với lý do ràng buộc hiến pháp và các vấn đề về chủ quyền.
"Đó là rào cản, thật khó để biết chúng ta có thể giải quyết vấn đề này như thế nào. Tôi nghĩ có thể có những phương pháp khác, không nhất thiết phải là giữa chính phủ với chính phủ", ông Marcos nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Ông Marcos đưa ra tuyên bố mới nhất sau khi thư ký đối ngoại của ông hồi tháng 8 cho biết Manila sẵn sàng đàm phán mới với Trung Quốc về thăm dò dầu khí.
Thời điểm đó, thư ký đối ngoại của ông Marcos cũng khẳng định một thỏa thuận với Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác phải tuân thủ luật pháp Philippines.
Philippines phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu cho nhu cầu năng lượng của mình, khiến nước này dễ bị tổn thương trước những cú sốc về nguồn cung và giá dầu tăng cao. Đây là những yếu tố góp phần đẩy lạm phát tại quốc gia này lên mức cao nhất trong gần 14 năm.
Trong chuyến thăm Philippines dài ba ngày vào tuần trước, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã khẳng định các cam kết quốc phòng của Mỹ đối với Philippines và nhắc lại sự ủng hộ đối với phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài năm 2016.
Phán quyết này đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như tuyên bố Philippines có quyền khai thác năng lượng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Công ty Philippines PXP Energy Corp, công ty có giấy phép thăm dò ở Bãi Cỏ Rong, đã đàm phán với Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) về việc liên doanh.
Nhiều hãng truyền thông đưa tin chính quyền Trung Quốc ngăn cản PXP Energy tiến hành khoan thêm và đạt được thỏa thuận với CNOOC.
Bãi Cỏ Rong (Reed bank) là đá ngầm lớn nằm ở phía đông bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát nhưng bị Trung Quốc gộp vào bên trong "đường lưỡi bò" phi pháp của họ.
TTO - Mỹ và Philippines từng ký hiệp ước phòng thủ chung vào năm 1951, trước cả các đồng minh quan trọng bậc nhất hiện nay của Washington ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc...
Xem thêm: mth.56130052110212202-gnod-neib-o-ihk-uad-od-maht-ut-iahp-senippilihp-socram-gnoht-gnot/nv.ertiout