vĐồng tin tức tài chính 365

Đường vành đai 3 TP.HCM: Động lực mới cho các tỉnh phía Nam

2022-12-02 10:38
Đường vành đai 3 TP.HCM: Động lực mới cho các tỉnh phía Nam - Ảnh 1.

Đường vành đai 3 TP.HCM đi qua phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Trần Ngọc Chính, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về tuyến đường vành đai 3 TP.HCM.

Ông Chính nói: TP.HCM là một cực tăng trưởng lớn của cả nước, nếu TP.HCM phát triển thì cả vùng ĐBSCL, vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ sẽ phát triển theo. Bộ Chính trị đã xác nhận và ngày càng khẳng định điều này qua Hội nghị vùng Đông Nam Bộ vừa qua. Nhưng để tuyến đường vành đai 3 này trở thành động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các địa phương còn nhiều việc phải làm nhằm tận dụng lợi thế từ tuyến đường này.

Đường vành đai 3 TP.HCM: Động lực mới cho các tỉnh phía Nam - Ảnh 2.

* Không chỉ giúp kết nối vùng, ông có cho rằng tuyến đường vành đai 3 TP.HCM sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển hơn nữa?

- Với một đô thị có tính chất như TP.HCM, giao thông là huyết mạch. Giao thông huyết mạch của TP.HCM là các đường bộ, gồm các đường vành đai 2, 3, 4 và các đường xuyên tâm đông - tây, nam - bắc. Đấy là những tuyến giao thông kết nối để cùng với hệ thống cảng biển, cảng sông, sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành tạo nên một mạng lưới giao thông cho sự phát triển.

Nếu như đường vành đai 2 đang khép kín mang tính chất giao thông nội đô TP.HCM thì đường vành đai 3 kết nối các đô thị vệ tinh, các đô thị của các tỉnh trong vùng cả đông tây nam bắc của TP.HCM như kết nối TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương - Long An, một tuyến giao thông mà tất cả các phương tiện giao thông muốn đi và đến TP.HCM đều có thể đi qua đường này. Từ đây muốn đi Vũng Tàu, Mộc Bài (Tây Ninh), Bình Phước về ĐBSCL đều nhanh và thuận lợi.

Tuyến đường này cũng điều tiết được mật độ phân bố dân cư, kéo dân cư từ đô thị trung tâm TP.HCM ra bên ngoài, tạo sự kết nối với những đô thị vệ tinh có sẵn như Bến Lức, Đức Hòa, Nhơn Trạch và có thể thêm một số đô thị khác trong vùng đô thị TP.HCM.

* Vậy theo ông, TP.HCM cần làm gì để khai thác tốt nhất các lợi thế do tuyến đường này mang lại?

- TP.HCM đang điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và làm quy hoạch TP. Trong đó, đường vành đai 3 đi trong địa phận TP.HCM hơn nửa chiều dài. Vì vậy, người làm quy hoạch phải hết sức lưu ý để có tổ chức giao thông hợp lý, chỗ nào đường đi trên cao, chỗ nào xuống thấp, chỗ nào là nút giao thông để vào TP, nơi nào là đường song hành để kết nối các đô thị hai bên.

Dựa vào lợi thế của tuyến đường này, TP.HCM và các tỉnh trong vùng tổ chức các đô thị vệ tinh, đô thị hiện hữu và đô thị trong tương lai, quy hoạch bố trí, tổ chức lại mật độ dân cư trong trung tâm, chuyển dân cư từ trung tâm ra bên ngoài.

Đường vành đai 3 có tác động lớn đến việc điều chỉnh quy hoạch TP.HCM, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, sắp xếp lại hệ thống công nghiệp và tính đến vấn đề môi trường. Vấn đề là các địa phương ngồi lại với nhau, trước mắt rà soát lại công nghiệp của TP.HCM và cả vùng đã phù hợp chưa, loại hình nào không phù hợp, loại hình nào cần xuất hiện, xuất hiện ở đâu?

Phải tính toán lại việc bố trí các khu công nghiệp như thế nào. Tuyến đường vành đai 3 tạo điều kiện để TP.HCM và các tỉnh bố trí lại mạng lưới phân phối nguyên liệu, hàng hóa và dân cư chứ không phải như lâu nay là tự phát, tỉnh nào có đâu thì làm đấy.

Có đường vành đai kết nối, phải tính toán đến lợi ích của nó, bố trí vào một mối để thống nhất, phân vai, tổ chức thế nào để sử dụng đất đai có hiệu quả và tổ chức không gian, cảnh quan phù hợp.

Ngoài ra, đường vành đai 3 là dịp các địa phương nhìn lại việc tổ chức dân cư cả bên trong bên ngoài, tổ chức lại đất công nghiệp, tổ chức lại kho tàng bến bãi, những khu vực logistics, hay khu vực khai thác cảng sông, cảng biển và sân bay.

Đường vành đai 3 TP.HCM: Động lực mới cho các tỉnh phía Nam - Ảnh 3.

Vành đai 3 TP.HCM sẽ kết nối với cảng Long Bình, TP Thủ Đức góp phần giảm thời gian vận chuyển hàng, phát triển kinh tế - Ảnh: QUANG ĐỊNH

* Đường vành đai 3 có tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp của TP.HCM?

- TP.HCM là trung tâm về khoa học công nghệ, tài chính và trung tâm sáng tạo, công nghệ cao. TP.HCM phát triển thì cả vùng, cả nước phát triển. Vì vậy, các tỉnh trong vùng cần phân công lẫn nhau để đảm trách những vai trò khác nhau cùng tương trợ nhau và hỗ trợ TP.HCM phát triển đúng tiềm năng. Nói cách khác là sự phân công phân vai lại công nghiệp một cách hợp lý cho từng địa phương.

TP.HCM có diện tích không lớn nhưng lại quá đông dân, bởi vậy, các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ tập trung ở đó nên phải phát triển những ngành nghề phù hợp, hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn nhưng sử dụng ít lao động. TP phát triển sẽ san sẻ nguồn lực và hỗ trợ các tỉnh trong vùng, cần thấy đó là trách nhiệm chung của từng địa phương trong vùng TP.HCM.

Đường vành đai 3 TP.HCM: Động lực mới cho các tỉnh phía Nam - Ảnh 4.

Dữ liệu: Đức Phú - Đồ họa: N.KH.

* Liệu tuyến đường vành đai 3 có làm giảm ùn tắc giao thông tại TP.HCM, đặc biệt tuyến đường này đi qua địa phận TP Thủ Đức hơn 14km sẽ tác động như thế nào đến sự phát triển của TP này trong tương lai?

- Để chống ùn tắc giao thông tại TP.HCM không chỉ làm tốt các tuyến đường vành đai mà phải làm tốt và nhanh hệ thống metro, tức đường sắt đô thị. Bên cạnh đó, phải hạn chế xe máy trong nội thành, khi nào hệ thống metro và giao thông công cộng hoàn chỉnh thì người dân sẽ tự bỏ xe máy để sử dụng giao thông công cộng.

Trong đó, các trung tâm của TP Thủ Đức như khu Đại học Quốc gia, Khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, tài chính được kết nối chặt chẽ và có vị trí thuận tiện so với hai tuyến đường vành đai 2 và 3.

TP Thủ Đức là đô thị sáng tạo, giao thông đường vành đai 2 và vành đai 3 sẽ tạo điều kiện để khai thác tốt giao thông liên kết trong và ngoài TP Thủ Đức, giúp TP sử dụng quỹ đất có hiệu quả nhất.

Tuyến đường này giúp việc kết nối từ TP Thủ Đức đến sân bay Long Thành, cảng Thị Vải, TP Vũng Tàu cũng như kết nối với cửa khẩu Mộc Bài đi quốc tế và từ TP đi về miền Tây một cách thuận lợi và nhanh chóng.

317585729_1248294529048497_1112405797451515071_n

Thúc đẩy dự án đường vành đai 3 TP.HCM- động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đó là chủ đề hội thảo do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức lúc 13h30 hôm nay (2-12) tại khách sạn Rex, 141 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.

Hội thảo nhằm ghi nhận những ý kiến đóng góp đa chiều từ các địa phương, người dân, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện dự án này theo kế hoạch.

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo trung ương và các địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các sở ban ngành phụ trách dự án đường vành đai 3. Các doanh nghiệp, bạn đọc, chuyên gia đăng ký tham dự hội thảo bằng cách quét mã QR:

Untitled-1

Điều chỉnh đường sắt TP.HCM - Cần Thơ kết hợp với đường vành đai 3 TP.HCM

Theo quy hoạch phát triển giao thông TP.HCM, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ dài 174km, phạm vi hành lang an toàn và chỉ giới xây dựng của đường sắt, quỹ đất dự kiến cho tuyến này khoảng 797ha. Vì vậy, cần điều chỉnh quy hoạch đường sắt để kết hợp phần lớn đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương vào đường vành đai 3.

Cụ thể, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ sẽ tiếp cận đi trong lộ giới của đường vành đai 3. Phương án này sẽ làm tăng lộ giới của đường vành đai 3 lên 20m nhưng sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho khu vực. Phương án kết hợp này sẽ tạo tiềm năng phát triển các khu đô thị mới (nhất là ở các huyện ngoại thành), tạo được vành đai kết hợp đường sắt - đường bộ cho khu vực TP.HCM.

Bên cạnh đó, hai tuyến đường này kết hợp với nhau sẽ làm giảm chi phí giải phóng mặt bằng (do kết hợp chung hành lang an toàn đường bộ - đường sắt) và giảm thiểu sự xáo trộn đến việc sinh sống và đi lại của người dân (giải phóng mặt bằng một lần thay vì hai lần), giảm kinh phí đầu tư xây dựng.

Đồng thời, chính quyền tổ chức tốt hơn hệ thống giao thông tại khu vực TP.HCM khi tạo nên một hành lang giao thông - tương lai là vành đai giao thông - có năng lực và hiệu quả cao, góp phần phát triển giao thông công cộng trong khu vực. Tuyến đường sắt - bộ kết hợp này còn tạo điều kiện phát triển các khu vực đô thị theo nguyên tắc TOD.

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Trình
(Viện Nghiên cứu vùng và đô thị - IRUS)

Bình Dương chủ động làm các tuyến kết nối

Ông Võ Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết địa phương này đã và đang đầu tư các dự án giao thông kết nối với đường vành đai 3, 4. Tiêu biểu như đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối với vành đai 3, 4 giúp kết nối TP.HCM - Bình Dương và các tỉnh theo "chiều ngang", còn để kết nối theo "chiều dọc" sẽ có thêm quốc lộ 13 mở rộng (Bình Dương đang khởi công mở rộng từ 6 lên 8 làn xe), đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Để giảm áp lực giao thông cho đường bộ và tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa, tỉnh Bình Dương cũng chuẩn bị cho các dự án cảng sông và đường sắt. Tiêu biểu như trên sông Sài Gòn, cảng An Tây (tại thị xã Bến Cát) đang được nghiên cứu xây dựng gần với đường vành đai 4 TP.HCM.

Cùng với đó, Bình Dương sẽ phối hợp với TP.HCM để nâng độ tĩnh không cầu Bình Triệu 1. Để kết nối các nhà máy, khu công nghiệp tại Bình Dương với các cảng tại TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương có ý tưởng xây dựng một tuyến đường sắt chuyên vận chuyển hàng hóa kết nối các tỉnh này.

Khi có tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa riêng, hàng hóa hay nguyên liệu của các doanh nghiệp chỉ cần đưa về một số điểm tập trung nhất định, tránh được cảnh phải vận chuyển từng container hàng trên đường bộ vừa tốn thời gian, chi phí và nguy cơ kẹt xe, tai nạn giao thông.

BÁ SƠN

z3918977450968_a1678b2c0d65a46ccb9a669be6b41f4b 1(Read-Only)

Cắm mốc giải phóng mặt bằng đường vành đai 3 đoạn qua thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương - Ảnh: BÁ SƠN

Đồng Nai: khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đường vành đai 3 TP.HCM

Để khai thác lợi thế của tuyến đường vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết đã giao các đơn vị rà soát, xác định các quỹ đất vùng phụ cận dự án đường vành đai 3 để xây dựng đề án khai thác quỹ đất tạo nguồn vốn cho ngân sách địa phương.

Cụ thể, hiện nay các ngành đã xác định sơ bộ hai khu đất khoảng 164ha tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch để xây dựng đề án khai thác quỹ đất. Ngoài ra, nhằm tăng cường kết nối, Đồng Nai đề xuất đầu tư tuyến đường nối từ nút giao vành đai 3 với cao tốc Bến Lức - Long Thành đến tuyến đường vào Khu công nghiệp Ông Kèo dài 2,3km. Tuyến đường này kết hợp với tuyến đường liên cảng... nhằm kết nối hệ thống cảng biển trên địa bàn huyện Nhơn Trạch với tuyến đường vành đai 3.

H.MI

Long An: càng gần và thông suốt hơn với TP.HCM

Ông Đặng Hoàng Tuấn, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, cho biết dự án đường vành đai 3 TP.HCM hình thành sẽ là một động lực quan trọng trong việc kết nối xuyên suốt các vùng đã được quy hoạch và phát triển công nghiệp của Long An từ các huyện Đức Hòa xuống Bến Lức với TP.HCM.

Trong khi đó, ông Trần Văn Tươi, chủ tịch UBND huyện Bến Lức - đơn vị chủ đầu tư cho hai dự án thành phần đường vành đai 3 qua địa bàn tỉnh Long An, cho biết ngoài việc kết nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương và đường tỉnh 830 đã có sẵn trên địa bàn, đường vành đai 3 sẽ có thêm một trục kết nối là Khu công nghiệp Phú An Thạnh và đấu nối với đường vành đai 4 trong tương lai.

Việc này giúp hạ tầng của huyện Bến Lức thông suốt về nhiều hướng và tạo tiền đề quan trọng để Bến Lức trở thành đô thị theo như chủ trương của tỉnh Long An.

SƠN LÂM

Chủ động Chủ động 'nối dài' hiệu quả dự án vành đai 3

TTO - Đường vành đai 3 đi qua bốn địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Trong đó, Bình Dương đã huy động nhiều nguồn lực từ Nhà nước và doanh nghiệp để chủ động triển khai trước một đoạn vành đai 3 qua địa bàn.

Xem thêm: mth.43545538020212202-man-aihp-hnit-cac-ohc-iom-cul-gnod-mch-pt-3-iad-hnav-gnoud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đường vành đai 3 TP.HCM: Động lực mới cho các tỉnh phía Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools