Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, khoa nội tiết - Bệnh viện Nội tiết trung ương
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, khoa nội tiết - Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết đái tháo đường là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa mà đặc trưng là tình trạng tăng đường huyết trong máu.
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 430 triệu người trong độ tuổi từ 20 - 79 mắc đái tháo đường type 2 và con số này đang gia tăng rất nhanh, dự đoán đến năm 2045 là 700 triệu người, tức hơn 10% dân số.
* Thưa bác sĩ, đâu là dấu hiệu để nhận biết bệnh đái tháo đường?
- Triệu chứng kinh điển của bệnh nhân đái tháo đường là khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân và đi tiểu thấy kiến bò. Một số trường hợp khác sẽ gặp nhiễm trùng ở các vết xước trên cơ thể, nhiễm trùng lâu không lành.
* Nhiều người cho rằng chỉ có người thừa cân và người ăn nhiều đồ ngọt mới có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, điều này có đúng không?
- Những người có chế độ ăn dư thừa năng lượng cộng với lối sống không lành mạnh thường sẽ đi kèm với thể trạng béo phì là nguyên nhân thúc đẩy quá trình tiến triển đái tháo đường nhanh hơn.
Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác gây đái tháo đường như gia đình có người trực hệ mắc đái tháo đường, phụ nữ có bệnh đa nang buồng trứng, phụ nữ sinh con trên 4kg hoặc có tiền sử mắc đái tháo đường trước đây.
Chủng tộc cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường (người Mỹ gốc Á có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn những người khác). Vì vậy nhận định chỉ có người thừa cân và người ăn nhiều đồ ngọt mới bị đái tháo đường là không đúng.
Người gầy cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường, tuy nhiên tỉ lệ sẽ thấp hơn so với những người có thể trạng thừa cân và béo phì.
* Đái tháo đường gây biến chứng gì và ảnh hưởng thế nào đến đời sống sinh hoạt hằng ngày?
- Biến chứng đái tháo đường có hai loại: cấp tính và mãn tính. Trong đó, cấp tính là hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu hoặc là hôn mê do nhiễm toaxiton và đây là hai biểu hiện nặng có nguy cơ tử vong cao, bắt buộc người bệnh phải điều trị nội trú.
Biến chứng mãn tính có những dấu hiệu nhận biết như mạch máu nhỏ xảy ra ở mắt, mờ mắt, đục thủy tinh thể, nặng hơn nữa là mất hoàn toàn thị lực. Bên cạnh đó còn có những bệnh lý về thận như suy thận, biến chứng mạch máu lớn như xơ vữa mạch gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hoặc là tắc mạch chi.
Ngoài ra còn có biến chứng về thần kinh, bệnh nhân xuất hiện cảm giác tê bì rất nhiều, cảm giác dị cảm hoặc là những cảm giác đau rát. Đôi khi xuất hiện những biến chứng nhiễm trùng khi mà đường huyết quá cao, vết nhiễm trùng rất lâu lành.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, khoa nội tiết - Bệnh viện Nội tiết trung ương, tư vấn về bệnh đái tháo đường
Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư suckhoe@tuoitre.com.vn (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
TTO - Chế độ ăn từ ngũ cốc toàn phần (ngũ cốc nguyên cám), chất xơ, cá và axit béo dầu Omega 3 giúp giảm nguy cơ tử vong ở người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Xem thêm: mth.85215956110212202-gnoud-oaht-iad-ib-gnohk-es-hcahn-mo-mohn-mo-iougn-gnuhn/nv.ertiout