vĐồng tin tức tài chính 365

Đây là cách Qatar dùng World Cup để phô diễn sức mạnh mềm của "nhà giàu"

2022-12-02 12:25

Dầu mỏ và khí đốt là sức mạnh Qatar. Ở Trung Đông và trên toàn thế giới, quốc gia có ít hơn 3 triệu dân này đóng một vai trò quan trọng trong địa chính trị, truyền thông và nghệ thuật. Chính sách ngoại giao văn hoá của Qatar đã tạo nên sức ảnh hưởng của quốc gia này. Và giờ họ đang làm điều tương tự với thể thao.

Trong tháng này, thế giới đã chứng kiến sự giàu có đến phi lý của Qatar. Đất nước này đã chi khoảng 300 tỷ USD cho các sân vận động và cơ sở vật chất để tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2022. Tổng số tiền đó nhiều hơn tất cả các kỳ World Cup và Thế vận hội trước đó cộng lại.

Qatar xuất khẩu nhiều khí tự nhiên hóa lỏng hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nguồn năng lượng của nước này đã đưa hoàng gia Qatar trở thành một trong những gia đình giàu có nhất thế giới và với quỹ tài sản có chủ quyền trị giá 335 tỷ USD. Họ là một trong những chủ đất lớn nhất ở Vương quốc Anh và sở hữu cổ phần lớn trong Tòa nhà Empire State.

Quốc gia này được cho là một nhà chi tiêu chiến lược hơn so với các quốc gia giàu dầu mỏ láng giềng. Họ đã tập trung vào việc xây dựng thành công các cơ sở giáo dục và văn hóa trong nước cho người Qatar và tạo ra bản sắc dân tộc riêng.

Thành tích của kỳ World Cup được tổ chức ở đây đã chứng minh một điều: Qatar là một quốc gia sử dụng sự giàu có và quyền lực to lớn của mình để nâng tầm bản thân và khu vực cũng như quan tâm sâu sắc đến văn hoá và nghệ thuật.

Qatar đã sử dụng bóng đá như một công cụ của quyền lực mềm. Ngoài World Cup, hãng hàng không nhà nước Qatar đã tài trợ cho các đội như Boca Juniors, Barcelona và Bayern Munich.

Nhà phân tích chính trị Daniel Patiño Portillo cho biết, đối với Qatar, thể thao và đặc biệt là bóng đá rất phù hợp vì "nó lay động quần chúng, khơi dậy niềm đam mê và mang đến những cảm xúc như bản sắc hoặc sự chấp nhận."

Đây là cách Qatar dùng World Cup để phô diễn sức mạnh mềm của nhà giàu - Ảnh 1.

Sân vận động Al Bayt trước trận khai mạc Giải vô địch bóng đá thế giới, được xây dựng giống một chiếc lều truyền thống của Qatar. Ảnh: Vox

Việc tổ chức World Cup công phu song song với năng lực nghệ thuật

Doha đã phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây từ một cảng nhỏ thành một cảnh quan thành phố đầy ấn tượng theo cách mà nghệ sĩ người Qatar Sophia Al-Maria mô tả là “Chủ nghĩa vị lai vùng Vịnh” (hệ tư tưởng mong muốn phá bỏ truyền thống, đề cao sự đổi mới sáng tạo, thế giới hiện đại, nơi có sự phát triển vượt bậc của máy móc và công nghệ).

Sự phát triển đáng kinh ngạc của các đấu trường World Cup phản ánh sự đầu tư nghệ thuật gây sửng sốt của Qatar. Em gái của tiểu vương Qatar và là người đứng đầu mạng lưới bảo tàng của nước này - Sheikha al-Mayassa bint Hamad bin Khalifa al-Thani - được cho là đã chi khoảng 1 tỷ USD hàng năm cho nghệ thuật. Con số này cao hơn nhiều so với bất kỳ bảo tàng lớn nào của Mỹ.

Qatar đã đặt hàng các tác phẩm sử thi của các nghệ sĩ phương Tây bao gồm “East-West/West-East” trông như các tấm thép khổng lồ của Richard Serra trên sa mạc và loạt tác phẩm điêu khắc bằng đồng lớn của Damien Hirst.

Loạt tác phẩm này mang tên “The Miraculous Journey”, cao khoảng 14m, khắc hoạ sự sinh sản của con người từ lúc thụ thai đến khi phôi thai. Qatar cũng đã mua một số bức tranh đắt nhất thế giới: “White Center” của Rothko (70 triệu USD), “The Card Players” của Cézanne (250 triệu USD) và “When Will You Marry?” (300 triệu USD). Ít quốc gia nào khác có thể mua được các tác phẩm như vậy.

Đây là cách Qatar dùng World Cup để phô diễn sức mạnh mềm của nhà giàu - Ảnh 2.

“The Miraculous Journey” - một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Damien Hirst bên ngoài Trung tâm nghiên cứu và y tế Sidra ở thủ đô Doha của Qatar. Ảnh: Vox

Nhưng quan trọng là Qatar không chỉ nhập khẩu nghệ thuật từ phương Tây.

Quốc gia này đã tạo ra các thể chế giúp tạo nên bản sắc dân tộc của mình với tư cách là một quốc gia Hồi giáo và Ả Rập. Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo theo phong cách tối giản nhưng ngoạn mục ở trung tâm Doha được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư nổi tiếng I.M. Pei. Bảo tàng chứa một bộ sưu tập quốc tế đáng chú ý.

Ở vùng ngoại ô của Thành phố Giáo dục, giữa các trường đại học vệ tinh như Georgetown Northwestern và Virginia Commonwealth là Mathaf: Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Ả Rập, nơi chứa một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Ả Rập thế kỷ 20 phong phú nhất.

Đây là cách Qatar dùng World Cup để phô diễn sức mạnh mềm của nhà giàu - Ảnh 3.

Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo tại Doha, Qatar. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng I.M. Pei. Ảnh: Vox

Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang tham gia vào một cuộc chạy đua khốc liệt nhằm mua lại các tác phẩm nghệ thuật hiện đại của Ả Rập từ khắp Trung Đông.

Kishwar Rizvi, giáo sư lịch sử nghệ thuật và kiến ​​trúc tại Đại học Yale nói: “Qatar luôn gắn kết nhiều hơn với cảm giác về quá khứ và ký ức lịch sử của họ. Họ muốn thể hiện điều đó với thế giới rằng: “Chúng tôi có dầu mỏ, sự giàu có nhưng chúng tôi cũng cần vốn văn hóa, bởi vì đó cũng là một phần tạo nên một quốc gia.”

Đây là cách Qatar dùng World Cup để phô diễn sức mạnh mềm của nhà giàu - Ảnh 4.

Quang cảnh mặt tiền của Sân vận động Al Thumama ở Doha, Qatar. Thiết kế của sân vận động được lấy cảm hứng từ ghafiya, một loại mũ truyền thống của người Ả Rập được đàn ông ở các quốc gia vùng Vịnh đội. Ảnh: Vox

Nhìn vào sự đầu tư của Qatar dành cho World Cup, thế giới có thể thấy được văn hoá của quốc gia này. Một sân vận động có hình dạng như một chiếc lều truyền thống của Qatar và một sân vận động khác được làm bằng những khối container vận chuyển đã qua xử lý.

Tham khảo Vox

Xem thêm: nhc.25690300110212202-uaig-ahn-auc-mem-hnam-cus-neid-ohp-ed-puc-dlrow-gnud-rataq-hcac-al-yad/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đây là cách Qatar dùng World Cup để phô diễn sức mạnh mềm của "nhà giàu"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools