Dựa trên hàng thập kỷ nghiên cứu về hành vi, nhà tâm lý học Daniel Crosby cho biết các nhà đầu tư dễ dàng trở thành nạn nhân của 4 thành kiến cố hữu. Nhưng khi lưu tâm đến 4 vấn đề này, bạn có thể thực hiện các bước để tránh hoặc khai thác chính chúng để mang lại lợi ích tài chính cho bản thân.
1. Khuynh hướng cái tôi
Ai cũng có lòng tự trọng. Cái tôi ấy bảo vệ chúng ta bằng nhiều cách khác nhau và phần nào tạo ra sự tự tin vào khả năng cũng như phán đoán của bản thân.
Những người tin tưởng vào bản thân có thể trở nên kiên cường và đạt được thành công trong sự nghiệp. Nhà tâm lý học Crosby cho biết: “Những người tự tin thường hạnh phúc hơn, có nhiều khả năng trở thành những doanh nhân và chính trị gia thành công. Một cái tôi mạnh mẽ có thể giúp chúng ta đương đầu với thất bại, thất vọng và mất mát”.
Nhưng khi nói đến đầu tư, tự tin thái quá có thể dẫn đến mất tiền.
Ông Crosby chỉ ra ví dụ rằng người tự tin thường muốn tìm thông tin xác nhận những gì họ tin hơn là những thông tin trái ngược với niềm tin của họ. Chính bởi cái tôi, các nhà đầu tư có thể càng trở nên cố thủ hơn trong những niềm tin sai lầm đó.
Sai lầm có thể xảy ra khi bạn đầu tư, bạn cảm thấy rằng một công ty, hoặc một loại tài sản như tiền số sẽ tăng trưởng trong tương lai. Vì vậy, bạn ném một số tiền lớn niềm tin rằng sẽ không bị mất tiền.
2. Khuynh hướng bảo thủ
Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro. Nhưng mọi người thường mong gắn bó với những thứ quen thuộc hoặc “đầu tư vào những gì đã biết”.
Ông Crosby lấy ví dụ về một người làm việc trong ngành công nghệ, mua nhà ở San Francisco và đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu công nghệ. Kết quả cuối cùng là người phụ nữ này phụ thuộc quá nhiều vào sức khoẻ của lĩnh vực công nghệ, vì cô dành phần lớn thời gian, tiền bạc cho lĩnh vực này thông qua công việc, tài sản và danh mục đầu tư. Khi ngành bị ảnh hưởng, cô sẽ gặp khó khăn về tài chính khi cả công việc lẫn khoản đầu tư bị tác động.
3. Khuynh hướng chú ý
Con người thường có xu hướng chú ý những tin tức tiêu cực hoặc sự kiện kịch tính, hiếm khi xảy ra. Cả hai điều này đều có thể bóp méo nhận thức của con người về rủi ro.
Hơn nữa, tình trạng quá tải thông tin có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Nhà tâm lý học Crosby lưu ý rằng sự nhiễu loạn thông tin có thể khiến bạn khó nhìn bao quát được tình hình.
4. Khuynh hướng cảm xúc
Cảm xúc và trực giác có thể bảo vệ và hướng dẫn con người trong một số tình huống khó khăn. Nhưng chính chúng cũng khiến con người dễ hành động hấp tấp theo cảm tính mà quên đi những việc thực sự nên làm.
Các nhà đầu tư quá cảm tính có thể sẽ bị mất tiền. Khi nỗi sợ hãi bộc phát, họ có thể hoang mang và bán ra không đúng lúc. Hoặc nếu quá phấn khởi và lạc quan, họ có thể cảm nhận sai mức độ rủi ro thực sự phải gánh chịu.
Một số chiến lược cho các nhà đầu tư
Crosby cho biết các nhà đầu tư có thể tìm cách vượt qua 4 trở ngại trên bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số đề xuất của nhà tâm lý học Crosby để giúp các trader:
Điều chỉnh thông tin : Đừng kiểm tra tài khoản hàng ngày và đắm mình trong số liệu. Các nhà đầu tư cũng không nên để các sự kiện tiêu cực ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư.
Hãy khiêm tốn : Không ai có thể đoán trước được tương lai. Vì thế không ai có thông tin hoàn hảo để đặt cược 100% vào một loại cổ phiếu hoặc lĩnh vực nào đó.
Đa dạng hoá danh mục : Trong một cuốn sách của mình, Crosby đã diễn tả việc đa dạng hoá chính là việc quản lý rủi ro về cái tôi. Đó là sự thừa nhận rằng tương lai là không thể biết trước.
Sử dụng cảm xúc để tạo lợi thế tài chính : Một nghiên cứu mà Crosby trích dẫn cho thấy các bậc phụ huynh có khả năng tiết kiệm được gấp đôi khi đó là khoản tiền dành cho con cái họ. Vì thế, cảm xúc đôi khi là động lực cho các nhà đầu tư.
Theo CNN
Xem thêm: nhc.53541041130212202-gnam-tat-tam-neit-iam-es-hnart-gnohk-uen-ut-uad-gnort-mal-ias-4/nv.fefac